MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán thăng hoa nhưng nhiều ‘vết nứt’ bắt đầu xuất hiện: Nền kinh tế lớn nhất thế giới nhấp nháy báo động đỏ

03-06-2023 - 18:58 PM | Tài chính quốc tế

Thị trường nợ đang rạn nứt dưới áp lực của lãi suất tăng.

Tờ Wall Street Journal cho biết từ đầu năm nay, điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà phát triển bất động sản đã bị siết chặt ở mức chưa từng thấy kể từ sau đại dịch Covid-19.

Dòng tiền ở Phố Wall vốn đã chậm lại trong mùa đông qua, nhưng bất ổn của các ngân hàng khu vực càng khiến tình hình thêm xấu đi. Những tranh luận xung quanh trần nợ làm tăng nguy cơ chính phủ vỡ nợ. Nếu điều đó xảy ra, thị trường trái phiếu toàn cầu sẽ rơi vào hỗn loạn.

Nền kinh tế chậm lại là hệ quả từ chiến dịch tăng lãi suất chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đồng nghĩa, các doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ có ít tiền hơn để thuê nhân công, xây nhà máy và chi trả hoá đơn.

Chứng khoán thăng hoa nhưng nhiều ‘vết nứt’ bắt đầu xuất hiện: Nền kinh tế lớn nhất thế giới nhấp nháy báo động đỏ - Ảnh 1.

Ảnh: JUSTIN LANE/EPA/SHUTTERSTOCK

Nhiều chuyên gia dự đoán Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong nhiều tháng. Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Các nhà phân tích thường sử dụng tỷ lệ việc làm để đánh giá sức khoẻ nền kinh tế và con số này đang bùng nổ.

Nhưng những dấu hiệu cảnh báo đang loé lên trong thị trường nợ, nơi mà tiền từ ngân hàng chảy đến doanh nghiệp và hộ gia đình. Một đợt thắt chặt tín dụng ảnh hưởng đến bất động sản thương mại có thể là chỉ số hàng đầu dự báo cho toàn bộ nền kinh tế.

Các cuộc suy thoái trong 30 năm qua theo dõi sát sao mức độ sẵn sàng cho vay của các ngân hàng. Theo ý kiến của quan chức FED, họ đang tính lãi suất cao hơn đối với khoản vay dành cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và bất động sản thương mại. Ngân hàng cũng đang yêu cầu người đi vay phải gửi nhiều tài sản thế chấp hơn.

Giám đốc cấp cao Joel Holsinger của công ty quản lý quỹ trị giá 360 tỷ USD Ares Management cho biết: “Suy thoái kinh tế và chu kỳ vỡ nợ không xấu. Chúng là liều thuốc kháng sinh bắt đầu cho quá trình chữa lành vết thương”.

Thị trường trái phiếu, một nguồn tiền lớn khác cho những người đi vay ở Mỹ, cũng trở nên đắt đỏ hơn. Vì các nhà đầu tư không muốn đối diện với nhiều rủi ro. Doanh số bán trái phiếu doanh nghiệp mới lao dốc và tình trạng tương tự cũng xảy ra với trái phiếu đảm bảo bằng tài sản thế chấp và trái phiếu đảm bảo bằng khoản vay tiêu dùng.

Chứng khoán thăng hoa nhưng nhiều ‘vết nứt’ bắt đầu xuất hiện: Nền kinh tế lớn nhất thế giới nhấp nháy báo động đỏ - Ảnh 2.

Doanh số trái phiếu doanh nghiệp Mỹ (nghìn tỷ USD). Nguồn: UBS, Bloomberg, Sifma

Các công ty cần vay tiền mặt để phát triển, hoặc đơn giản là để duy trì hoạt động. Nhưng họ đang không còn lựa chọn nào khác. Theo S&P Global Market Intelligence, số đơn phá sản doanh nghiệp đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2010.

Chứng khoán thăng hoa nhưng nhiều ‘vết nứt’ bắt đầu xuất hiện: Nền kinh tế lớn nhất thế giới nhấp nháy báo động đỏ - Ảnh 3.

Số đơn phá sản của doanh nghiệp Mỹ trong tháng 4 qua các năm. Nguồn: S&P Global Market Intelligence

Căng thẳng tài chính nghiêm trọng nhất là đối với lĩnh vực bất động sản thương mại.

Chủ sở hữu bất động sản đang phải vật lộn với chi phí lãi suất tăng cao. Trong khi đó, nguồn thu của họ giảm, vì người thuê văn phòng cần ít diện tích hơn, trong bối cảnh nhiều nhân viên làm việc từ xa.

Các ngân hàng cũng đang cảm thấy không vui. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản (LTV) đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua đối với các khoản thế chấp thương mại mùa xuân này.

Theo Maverick Real Estate Partners, lượng phát hành thế chấp thương mại mới trong 4 tháng đầu năm tại Thành phố New York đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

Chứng khoán thăng hoa nhưng nhiều ‘vết nứt’ bắt đầu xuất hiện: Nền kinh tế lớn nhất thế giới nhấp nháy báo động đỏ - Ảnh 4.

Ảnh: JUSTIN LANE/SHUTTERSTOCK

Sự sụp đổ của ngân hàng Signature Bank đã khiến hoạt động cho vay sụt giảm trên thị trường bất động sản của New York. Signature Bank là ngân hàng hàng đầu trong thành phố cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp ngành bất động sản thương mại. Dư chấn hồi tháng 3 có thể báo hiệu một đợt rút lui của các nhà băng trên cả nước.

Các nhà đầu tư trái phiếu cũng đang rút lui và yêu cầu thêm tiền khi cho vay. Trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp thương mại có xếp hạng tín dụng AAA (chỉ mức xếp hạng cao nhất) trả nhiều hơn gần 2 điểm phần trăm so với trái phiếu kho bạc Mỹ.

Chứng khoán thăng hoa nhưng nhiều ‘vết nứt’ bắt đầu xuất hiện: Nền kinh tế lớn nhất thế giới nhấp nháy báo động đỏ - Ảnh 5.

Ảnh: MATTHEW HATCHER/BLOOMBERG NEWS

Việc thắt chặt tín dụng đang ảnh hưởng đến các hộ gia đình Mỹ. Nhiều ngân hàng cắt giảm tín dụng vì nhận thấy các khoản nợ quá hạn đang gia tăng.

Nhiều người Mỹ đang tiêu sạch số tiền tiết kiệm họ tích luỹ được trong thời kỳ đại dịch. Lãi suất đối với thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô tăng gây khó khăn cho nhiều gia đình. Một số người không thể mua nhà với lãi suất thế chấp cao. Nhiều hộ gia đình bắt đầu chậm thanh toán nợ.

Theo WSJ

Anh Dũng

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên