Chứng khoán thế giới hồi phục sau khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Động thái tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu sẽ thôi thúc các nước tăng cường kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. Bên cạnh đó WHO cũng khen ngợi nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc, và chừng đó thông tin là đủ để nhà đầu tư tạm ngừng tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro.
- 28-01-2020Thị trưởng Vũ Hán: Chấp nhận lưu vết nhơ, sẵn sàng bị cách chức để tạ lỗi chỉ cần dịch bệnh được kiểm soát
- 28-01-20205 triệu người đã rời Vũ Hán trước lệnh phong tỏa vì dịch bệnh viêm phổi: Họ đã đi đâu?
- 26-01-2020Virus corona mới chưa gây ra tình trạng khẩn cấp quốc tế, đây mới là 2 dịch bệnh đang được WHO đánh giá nguy hiểm hơn
Nối tiếp đà hồi phục của chứng khoán Mỹ, các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đều tăng điểm sau khi mở cửa phiên sáng nay (31/1), trong bối cảnh nhà đầu tư tiếp tục đán giá những tác động của dịch cúm Vũ Hán.
Sắc xanh bao phủ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, với chỉ số chứng khoán châu Á hướng tới phiên tăng điểm lần đầu tiên trong 7 phiên trở lại đây. Sau khi giảm gần 1%, đến cuối phiên 30/1, S&P 500 hồi phục trở lại và đóng cửa tăng nhẹ.
Lợi suất trái phiếu đi ngang, trong khi nhân dân tệ cũng quay trở lại trên mốc 7 nhân dân tệ đổi 1 USD sau khi xuống dưới ngưỡng quan trọng trong một thời gian ngắn vào hôm qua.
Động thái tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu sẽ thôi thúc các nước tăng cường kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. Bên cạnh đó WHO cũng khen ngợi nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc, và chừng đó thông tin là đủ để nhà đầu tư tạm ngừng tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro trong giờ giao dịch cuối cùng của phiên 30/1.
Dẫu vậy, nhiều công ty vẫn đang rất cẩn trọng với dịch bệnh. Tesla dự báo sẽ phải hoãn chuyện sản xuất ô tô ở nhà máy tại Trung Quốc. McDonald's và Starbucks đóng cửa hàng nghìn cửa hàng ở Trung Quốc trong khi Apple lên kế hoạch cho tình huống chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nhiều chuyên gia dự báo dịch cúm Vũ Hán sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề hơn cả dịch SARS năm 2003, khi kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 40 tỷ USD.