Chứng kiến 'ông trùm siêu thị' giàu có tự nướng thịt, ngồi bệt xuống đất ăn bánh tôi nhận ra: ‘Người có tiền thực sự không giống như bạn nghĩ’
Trong hình dung của công chúng về những người giàu có luôn gắn với đồ hiệu, siêu xe, dinh thự nhưng trên thực tế, nhiều triệu phú, doanh nhân thành công có lối sống trái ngược gây bất ngờ.
- 08-05-2023Vợ chồng 9x vay 3 tỷ đồng, tằn tiện tiêu 3 triệu/tháng để mua nhà: Lương giảm một nửa cũng không dám nghỉ nhưng lại nhận về 'kết đắng'
- 03-05-2023Cặp vợ chồng chi 6,7 tỷ đồng để 'bỏ phố về quê', thuê nhà cũ 200m2 cải tạo: Không gian sống bình yên ‘không hoàn hảo’ nhưng đẹp như mơ
- 26-04-2023Vì sao 90% người bỏ việc lên núi sống đều hối hận, sớm bỏ về thành phố: Tưởng an nhàn mà hóa vẫn có những ‘thách thức’ khó vượt qua
Bài viết của tác giả Vương Nhị trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Người giàu có thể không phô trương, thậm chí không ai biết họ giàu
Gần đây, hình ảnh Phát Đông Lai, ông chủ chuỗi siêu thị Bàn Đông Lai cùng nhóm bạn đi du lịch đã gây sốt trên mạng xã hội đất nước tỷ dân. Không mang vẻ hào nhoáng của một doanh nhân giàu có, Phát Đông Lai tự nướng thịt, chơi nhảy ngựa vô tư cùng mọi người, thậm chí ngồi bệt trước cửa hàng bánh bao để ăn. Nếu không giới thiệu, không ai nghĩ người đàn ông này được mệnh danh là “ông trùm siêu thị”, sở hữu chuỗi siêu thị doanh thu 7 tỷ NDT/năm (~23.000 tỷ đồng) tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Nếu bạn biết Phát Đông Lai trước đó, bạn sẽ không quá bất ngờ trước những hình ảnh này. Phát Đông Lai từng gây chú ý khi phát biểu chỉ trích văn hóa làm thêm giờ tại Tuần lễ Siêu thị Trung Quốc năm 2023: “Bắt nhân viên làm thêm giờ là phi đạo đức và tước đoạt thời gian của người khác”. Phần lớn lợi nhuận kinh doanh của công ty và thậm chí cả cổ phần ông chủ Phát cũng được chia cho nhân viên, phạt nếu nhân viên làm thêm giờ và những phúc lợi khác đều khiến người ngoài ghen tỵ.
Nhiều người nhận xét Phát Đông Lai đã phá vỡ hình ảnh mà công chúng vẫn mặc định về những người có tiền. Trên thực tế, bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh triệu phú, tỷ phú diện đầy hàng hiệu với những món đồ đắt đỏ đến mức cả đời người khác không mua nổi trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội mà quên rằng, người giàu cũng có những sở thích khác nhau.
Ăn diện phô trương hay giản dị, gần gũi cũng chỉ là phong cách yêu thích hoặc có mục đích của họ. Tôi từng biết một chàng trai làm việc tại Alibaba với mức lương 1 triệu NDT/năm nhưng mặc sơ mi không quá 100 NDT. Anh bạn này giải thích đó là sở thích cá nhân, dù có nhiều tiền hơn anh cũng sẽ chọn những món đồ phù hợp với bản thân mà không chú ý quá đến nhãn hiệu hay giá tiền.
Tỷ phú Lý Gia Thành có thể mặc một bộ vest trong 8-10 năm, chỉ có 5-10 đôi giày cũ, đồng hồ ông đeo là chiếc Citizen có giá 1.000 HKD quá nhỏ bé so với khối tài sản khổng lồ. Warren Buffett là “khách quen” ở McDonald's, bữa trưa cũng chỉ 10 USD và sống trong một căn nhà suốt 65 năm không đổi. Mark Zuckerberg lái xe hơi giá dưới 20.000 USD, trang phục yêu thích là áo phông và quần jeans.
Nền tảng Reddit cũng từng sôi nổi với chủ đề về bí mật của nhóm người tinh hoa 1% của thế giới. Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có tiếng ở Boston (Mỹ) đã chia sẻ thế này: “Những người thực sự giàu có thường không phải là những người mặc những bộ quần áo đắt tiền nhất, có những chiếc túi xách mới nhất hay lái những chiếc xe hào nhoáng. Ở khu Martha's Vineyard này, bạn thấy rất nhiều người sống trong những ngôi nhà được bán với giá 10 triệu USD nhưng lái những chiếc Toyota 10 năm tuổi”.
Vì sao nhiều người giàu không thích khoe tài sản, sống xa hoa?
Có nhiều lý do vì sao một người có nhiều tiền lại không thích phô trương địa vị thượng lưu bằng việc xách túi Louis Vuitton, lái xe Bugatti cả triệu USD hay đeo một chiếc Rolex sáng bóng. Những người siêu giàu đang chuyển hướng từ chi tiêu cho các món hàng xa xỉ để đầu tư vào những khoản mang lại lợi ích lâu dài hơn cho họ.
Theo dữ liệu của báo cáo Khảo sát chi tiêu tiêu dùng Mỹ, nhóm tinh hoa 1% đã chi tiêu ít hơn cho hàng hóa vật chất kể từ năm 2007. Thay vào đó, “giới thượng lưu củng cố địa vị thông qua việc đánh giá cao kiến thức và xây dựng vốn văn hóa. Họ đang đầu tư nhiều hơn đáng kể vào giáo dục, hưu trí và sức khỏe”, nhà văn người Mỹ Currid Halkett từng viết cuốn “Tiêu dùng phô trương” cho biết.
Tờ The New Republic đã mô tả cách các bậc cha mẹ cố gắng trang bị mọi thứ về giáo dục cho con mình, chi trả học phí đắt đỏ để con cái có địa vị cao trong xã hội, thành công và có nhiều mối quan hệ tốt. “Trong năm 2014, top 1% đã chi nhiều hơn 860% cho giáo dục. so với mức trung bình nước Mỹ”, TNR viết.
Nhà báo Simon Kuper của tờ Financial Times còn nhận định giới thượng lưu đang chi tiêu ít hơn cho sản phẩm làm đẹp nhưng hào phóng cho sức khỏe, cụ thể là việc tập thể dục.
Bên cạnh đó, nhiều triệu phú chọn lối sống giản dị để tránh sự dòm ngó và rắc rối kéo theo khi người khác biết họ giàu có. Luke Thompson, làm việc tại công ty quản lý thương hiệu của những người giàu Transmission Private có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết: “Giới siêu giàu muốn sự riêng tư của mình được tôn trọng, họ không muốn công khai hoặc tự quảng cáo bản thân, tránh xa sự chú ý của giới truyền thông. Việc này để tránh chuyện tiêu cực có tác động bất lợi trong tương lai làm hỏng quan hệ đối tác với các nhà đầu tư hoặc chính trị gia của họ”.
Xét dưới góc độ tâm lý, nhiều người giàu “lặng lẽ” vì họ lo lắng khi cô đơn và khác biệt so với đám đông, theo Clay Cockrell, cựu nhân viên phố Wall và là một nhà trị liệu tâm lý. Những người giàu thực sự sẽ không cần tốn công phô trương và tìm kiếm sự tự tin bằng những lời tán thưởng và ghen tỵ của đám đông bởi bản thân họ nhận thức rõ nhất giá trị của họ tới đâu mà có thể không cần người khác công nhận.
Thể thao & văn hóa