Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P2)
Nhiều startup có ý tưởng độc đáo cùng những sản phẩm được đánh giá đầy tiềm năng nhưng lại không may mắn đi đến vạch đích cuối cùng.
- 04-01-2020Chuyện các startup ‘ngã ngựa’ năm 2019 (P1)
- 02-01-202010 startup Mỹ có nhiều ảnh hưởng nhất trong thập kỷ qua
- 28-12-2019Giấc mơ xe điện của Trung Quốc đối mặt thực tế phũ phàng: Hàng tỷ USD bị lãng phí, các startup vật lộn để sống sót trong nền kinh tế đang giảm tốc
Munchery (2010 – 2019)
Tổng số vốn kêu gọi được: 125 triệu USD
Munchery bất ngờ thông báo ngừng hoạt động. Ảnh: TechCrunch
Việc Munchery đột ngột “đóng cửa” dấy lên nhiều đồn đoán xung quanh trách nhiệm của những bên liên quan. Trong khi CEO cũng như các nhà đầu tư lớn khác đều giữ im lặng, những đối tác giao hàng của công ty liên tục yêu cầu công ty phải đưa ra lời giải thích, thậm chí họ còn tổ chức biểu tình trước cổng của Sherpa Capital, một nhà đầu tư lớn của Munchery, nhằm đòi hỏi những quyền lợi chính đáng.Một trong những bê bối nghiêm trọng nhất trong làng khởi nghiệp toàn cầu đó năm 2019 là sự sụp đổ của startup nổi tiếng nhất trong lĩnh vực vận chuyển đồ ăn: Munchery. Sau khi Munchery gửi email đến các khách hàng thông báo về kế hoạch đóng cửa, các đối tác không ngừng chỉ trích công ty vì startup này chỉ thông báo vài giờ trước khi chính thức ngừng hoạt động.
Nomiku (2012 – 2019)
Tổng số vốn kêu gọi được: 145.000 USD
Nomiku phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Ảnh: TechCrunch |
Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực có trụ sở tại Bay Area, Nomiku vừa tuyên bố đóng cừa hồi đầu tháng 12/2019. Startup này ra đời với mục đích đi tiên phong trong việc hướng dẫn các khách hàng của mình luyện tập phương pháp nấu ăn theo phong cách Sous vide (kỹ thuật nấu chậm trong thế giới ẩm thực). Tuy nhiên, Nomiku phải sự cạnh tranh từ rất nhiều các đối thủ khác. Dù thành công trong các vòng gọi vốn trên Kickstarter, với tổng số vốn hứa hẹn đầu tư lên đến 1,3 triệu USD, chủ yếu đến từ Samsung Ventures, startup này cũng không thể tồn tại quá lâu.
“Môi trường trong ngành công nghệ thực phẩm đã khác rất nhiều so với trước kia”, theo Lisa Fetterman, CEO của TechCrunch. “Đã từng có thời gian các công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm là một chủ đề rất 'hot'. Tôi cho rằng một công ty có thể “sống sót” qua một vài thử thách, nhưng điều mà họ phải đối mặt là một cơn bão lớn thực sự".
ODG (1999 – 2019)
Tổng số vốn kêu gọi được: 58 triệu USD
ODG đóng cửa ngay đầu năm 2019. Ảnh: TechCrunch |
Một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất kính không gian thực tế ảo Osterhout Design Group’s (hay còn gọi là ODG) đã đóng cửa ngay đầu năm 2019. Một vài năm trước, công ty đã thu về đến 58 triệu USD vốn đầu tư, và chưa đầy một năm sau, họ đốt hết số tiền đó và thậm chí không thể trả nổi lương cho nhân viên. Vào đầu năm 2018, ODG mất đến một nửa số lượng nhân viên, và công ty buộc phải đi vay nợ để trả tiền cho các nhân viên còn lại. Đầu năm 2019, chỉ còn những nhân viên cốt cán ở lại với công ty, và họ luôn kỳ vọng công ty sẽ được mua lại bởi một công ty nào đó, sau khi các kế hoạch sáp nhập với nhiều công ty công nghệ lớn như Facebook và Magic Leap đổ bể.
Omni (2014 – 2019)
Tổng số vốn kêu gọi: 35,3 triệu USD
Omni phải bán lại mảng kinh doanh chính cho đối thủ. Ảnh: TechCrunch |
Công ty này khởi đầu là một startup trong lĩnh vực cho thuê kho bãi. Omni đã nỗ lực để khẳng định mình sau khi bán mảng kinh doanh chính cho đối thủ Clutter vào tháng 5/2019. Startup này tham vọng phát triển một nền tảng ứng dụng cho phép các công ty cho thuê kho bãi truyền thống có thể điều hành các hoạt động kinh doanh cho thuê và bán mặt bằng của mình, nhưng điều đó đã không mang lại hiệu quả. Thậm chí, trong suốt quá trình đó, có đến gần 10 kỹ sư của Omni đã bị “hớt tay trên” bởi Coinbase.
Scaled Inference (2014 – 2019)
Tổng số vốn kêu gọi được: 17,6 triệu USD
Scaled Inference được thành lập bởi các cựu nhân viên Google. Ảnh: TechCrunch |
Startup này được thành lập bởi các cựu nhân viên Google gồm Olcan Sercinoglu và Dmitry Lepikhin. Scaled Inference trở thành tâm điểm trên truyền thông vào năm 2014 khi công bố kế hoạch phát triển một công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo tương tự như những hệ thống đang được sử dụng nội bộ trong các công ty, tập đoàn lớn như Google và sẽ cung cấp nền tảng đó dưới dạng dịch vụ đám mây để mọi người có thể dễ dàng sử dụng. Tham vọng đó thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, bao gồm Felicis Ventures, Tencent và Khosla Ventures.
Nhưng không may mắn, Scaled Inference buộc phải từ bỏ giấc mơ của mình trong năm 2019. Cựu CEO Sercinoglu cho biết việc công ty đóng cửa là kết quả của sự khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh ảm đạm.
“Chúng tôi đã làm mọi cách để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất nhằm mục đích giữ lại những nhân viên của mình càng lâu càng tốt. Hơn nữa, trong suốt quá trình làm việc, chúng tôi luôn thể hiện sự minh bạch với những đồng nghiệp của mình”, ông cho biết.
Sinemia (2015-2019)
Tổng số vốn kêu gọi được: 1,9 triệu USD
Sinemia tuyên bố ngừng hoạt động tại Mỹ. Ảnh: TechCrunch |
2019 là một năm đầy khó khăn đối với MoviePass nói riêng, và cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đặt vé xem phim trực tuyến nói chung. Sinemia ngay từ đầu đã tỏ ra là một đối thủ đáng gờm với tất cả các doanh nghiệp trong ngành, nhưng công ty lại phải đối mặt với hàng loạt phàn nàn từ phía người dùng, thậm chí còn bị kiện xung quanh các vấn đề phát sinh từ nền tảng ứng dụng, các loại phí chìm cũng như các yêu sách rắc rối khi chấm dứt tài khoản.
Trong tháng 4/2019, công ty chính thức tuyên bố ngừng hoạt động tại thị trường Mỹ. Tuy không công bố đóng cửa toàn bộ hoạt động (vì phần lớn nhân viên của công ty làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng website của công ty đã “biến mất”. Giờ đây không nhiều người quan tâm về việc liệu Sinemia có còn hoạt động nữa hay không.
Unicorn Scotter (2018-2019)
Tổng số vốn kêu gọi được: 150.000 USD
Unicorn Scotter "đốt" nhiều tiền cho quảng cáo nhưng không thành công. Ảnh: TechCrunch |
Unicorn Scotter là một trong những nạn nhân đầu tiên sau cơn sốt xe scooter điện hồi năm 2018. Và chắc chắn đây sẽ không phải là công ty cuối cùng trong lĩnh vực này sụp đổ. Công ty phung phí quá nhiều tiền vào các chiến dịch quảng cáo trên Google và Facebook. Unicorn Scotter nhanh chóng phải ngừng hoạt động vì không còn đủ tiền để trả lại cho hơn 300 đơn hàng đặt trước đó.
“Thật không may, chi phí dành cho quảng cáo là quá đắt đỏ để có thể xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững”, CEO Nick Evans phát biểu trên tờ the Verge. “Và thời tiết thì ngày càng lạnh ở Mỹ, bên cạnh đó là nhiều công ty cũng tham gia vào thị trường, việc bán hàng của chúng tôi trở nên ngày một khó khăn hơn. Đó chính là nguyên nhân mà chúng tôi phải chi nhiều tiền cho quảng cáo hơn, trong khi đó, lượng khách hàng lại ngày càng sụt giảm”.
Vreal (2015-2019)
Tổng số vốn kêu gọi được: 15 triệu USD
Vreal là một nền tảng chơi game trực tuyến đầy tham vọng. Ảnh: TechCrunch |
Vreal là một nền tảng chơi game trực tuyến đầy tham vọng, với mục đích giúp người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo khám phá thế giới trò chơi mà các streamer đang tham gia. Đây thoạt nghe là một công nghệ tiên tiến và có rất nhiều tiềm năng. Thế nhưng, “không may thay, thị trường thực tế ảo không bao giờ phát triển như chúng ta kỳ vọng. Và như một kết quả tất yếu, Vreal phải tạm ngừng hoạt động và các thành viên tuyệt vời của công ty buộc phải tìm kiếm những cơ hội mới”, blog của công ty viết.
NDH