MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyện cuối tuần: Bạn là người “Đào giếng” hay “Gánh nước”? - Điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là hướng đi

14-01-2018 - 20:53 PM | Doanh nghiệp

"Nếu muốn thành công, bạn phải dấn thân vào những con đường mới, chứ không phải đi du lịch trên lối mòn của những thành công đã được thừa nhận" – John D. Rockefeller.


Cựu tổng thống Mỹ John D. Rockefeller có câu nói nổi tiếng: "Nếu muốn thành công, bạn phải dấn thân vào những con đường mới, chứ không phải đi du lịch trên lối mòn của những thành công đã được thừa nhận". Còn danh ngôn cũng có câu "Điều quan trọng không phải vị trí đứng mà là hướng đi".

Trong cuộc sống, mọi đích đến đều do con đường bạn lựa chọn trước đó. Câu chuyện về 2 vị hòa thượng gánh nước trên núi là một ví dụ: Tư duy của con người không phải là bất biến, chỉ cần động não thì nhất định sẽ nghĩ ra được cách làm hay.

Chuyện cuối tuần: Bạn là người “Đào giếng” hay “Gánh nước”? - Điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là hướng đi - Ảnh 1.

Chuyện rằng, có hai hòa thượng nọ sống trong hai ngôi chùa trên hai ngọn núi sát cạnh nhau, một người tên Nhất Hưu một người tên Nhị Hưu. Trên cả hai ngọn núi này đều không có nước, do vậy mỗi ngày hai hòa thượng này đều phải đi xuống khe suối nhỏ gánh nước về dùng.

Bởi thời gian đi gánh nước thường trùng nhau lại thường xuyên gặp mặt nên lâu dần hai hòa thượng trở thành bạn bè. Cứ như vậy thời gian dần trôi thấm thoắt đã năm năm. Một ngày nọ Nhị Hưu lại đi ra suối gánh nước như mọi khi bỗng phát hiện Nhất Hưu không xuất hiện. Trong lòng Nhị Hưu thầm nghĩ chắc hòa thượng Nhất Hưu ngủ quên mất rồi.

Cứ thế trôi qua đến ngày thứ hai, thứ ba đều không thấy Nhất Hưu đi gánh nước. Tới cả một tuần rồi qua 1 tháng đều không thấy Nhất Hưu xuất hiện. Nhị Hưu rất lo lắng liền nghĩ: "Chắc bạn mình mắc bệnh rồi, mình phải đi hỏi thăm anh ấy một chút, xem có thể giúp gì được không".

Nhị Hưu lên núi tìm tới ngôi chùa của Nhất Hưu, thì phát hiện Nhất Hưu đang tập quyền cước trước cổng chùa, nhìn không giống như ốm đau bệnh tật gì cả. Ngạc nhiên Nhị Hưu lên tiếng hỏi "Đã một tháng rồi không thấy anh xuống núi lấy nước, sao anh không đi gánh nước mà vẫn có nước dùng?"

Nhất Hưu cười và đưa Nhị Hưu hòa thượng ra hoa viên sau chùa, chỉ vào giếng nước và nói: "Năm năm qua mỗi ngày gánh nước, tụng kinh xong, tôi đều dùng thời gian rảnh còn lại để đào cái giếng nước này. Bây giờ giếng đã đào xong, mạch nước cũng đã được khai thông nên giếng đầy nước rồi, từ nay về sau tôi không phải đi xuống núi gánh nước nữa! Do vậy tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều thới gian làm những việc mình thích, ví dụ như tập quyền cước đây này!"

Nhất Hưu không phải cực nhọc vất vả dành thời gian đi gánh nước, còn Nhị Hưu thì vẫn vậy hằng ngày đều phải xuống núi, không được nghỉ ngơi.

Chuyện cuối tuần: Bạn là người “Đào giếng” hay “Gánh nước”? - Điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là hướng đi - Ảnh 2.

Mỗi một thương trường kinh doanh đều sẽ luyện nên được những nhân tài. Tuy nhiên, phía sau mỗi nhân tài là cả môt sự nỗ lực cố gắng, là cả một thời gian phấn đấu. Và chắc chắn, các nhân tài đó đều tự "đào cho mình một cái giếng" để âm thầm tích lũy kiến thức, bản lĩnh và kinh nghiệm để bước tiếp những bước sau này. 

Bạn muốn làm người "đào giếng" hay làm người "gánh nước" tất cả đều tự do bản thân mỗi người quyết định. Tuy thế, mỗi người cũng nên hiểu rằng, muốn đào giếng, trước hết vẫn phải chấp nhận gánh nước về dùng mới tồn tại được đến lúc đào giếng thành công.

Thời gian gần đây chúng ta thường xuyên nhắc đến những startup. Những khởi nghiệp muốn thành công không chỉ một sớm một chiều mà cần tích lũy cả kinh nghiệm, kiến thức và tiềm lực thì mới có thể có 1 khởi đầu tốt.

Đương nhiên người đồng thời vừa gánh nước vừa đào giếng sẽ vất vả cực nhọc hơn người chỉ đi gánh nước, sẽ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, khi thành quả tạo ra, giếng nước đào xong, bạn đã có thể thoải mái lựa chọn những bước đi tiếp mà không cần lăn tăn dành thời gian gánh nước phục vụ những nhu cầu cấp thiết hàng ngày.

"Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, bạn chỉ có mỗi thứ đó; nếu bạn chịu buông xuống, bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi". Cũng vậy, nếu bạn chỉ tâm niệm luôn đi gánh nước về dùng mà không "mở" một đường mới, đào sẵn một cái giếng cho những ngày về sau, thì bạn vẫn mãi chỉ là người gánh nước.

Câu chuyện về chú ngựa chờ làm thiên lý mã cũng là một ví dụ để bạn thấy rằng, khi đã đào được cho mình cái giếng rồi, thì nên tận dụng nó trong công việc và cuộc sống, đừng khư khư giữ lại cái giếng để rồi lại tiếp tục công việc gánh nước cả đời.

Chuyện cuối tuần: Bạn là người “Đào giếng” hay “Gánh nước”? - Điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là hướng đi - Ảnh 3.

Chuyện rằng, có một chú ngựa từ nhỏ đã mơ ước trở thành 1 thiên lý mã oai phong. Chú ra sức tập chạy, dưỡng cho mình có 1 sức khỏe phi thường, giữ phong độ ngời ngời. Trưởng thành, chú đúng là một chú ngựa tốt, trẻ tuổi, có sức khỏe nhiều, người mong muốn.

Một ngày nọ, một vị thương gia đến hỏi "bạn sẵn lòng đi theo tôi không?". Ngựa lắc đầu: "Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được".

Sang tháng, lại có anh lính đến hỏi: "Bạn đi theo tôi không? Gia nhập đoàn quân đánh giặc!". Ngựa lại lắc đầu: "Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo anh lính bình thường được, làm sao tôi phát huy hết khả năng được".

Mãi đến mùa xuân sang năm, khi mùa săn bắn đến, 1 anh thợ săn lại đến hỏi xem ngựa có theo anh ta không. "Không, tôi là thiên lý mã, sao có thể theo hầu thợ săn được". Cứ thế, ngày này qua tháng khác ngựa ta vẫn chưa tìm được cơ hội ký tưởng cho mình. 

Rồi một ngày kia, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm thiên lý mã. Ngựa ta vui mừng kêu lên: "Tôi chính là thiên lý mã ngài cần tìm".

Khâm sai đại thần bắt đầu hỏi: "Bạn có thông thuộc đường đi trên đất nước ta không?" – "Không, tôi từ nhỏ chỉ ở quanh làng này".

"Thế bạn có kinh nghiệm trận mạc gì không?" – Ngựa ta lại lắc đầu.

"Thế tôi có thể dùng bạn vào việc gì?" - Khâm sai đại thần vẫn cố hỏi.

"Tôi có thể đi được ngày nghìn dặm, mỗi đêm cũng có thể đi 800 dặm".

Khâm sai đại thần lập tức cho ngựa chạy thử 1 đoạn đường. Nhưng ôi thôi, ngựa đã cố gắng hết sức tiến về phía trước nhưng chỉ được 1 đoạn nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.

"Bạn già rồi, không dùng được". Khâm sai đại thần liền bỏ đi.

Chú ngựa, như người gánh nước, đã cố công tích lũy cho mình bao kinh nghiệm bao công phu rèn luyện để có thể trở thành 1 con thiên lý mã, như Nhất Hưu đã hoàn tất việc đào giếng.

Thế nhưng, khác với Nhất Hưu, sau khi đào xong giếng, đã lập tức dùng nước từ đó và để dành thời gian làm những việc yêu thích khác thì ngựa ta để tài năng mai một chỉ để chờ đợi được làm công việc yêu thích. Ngựa ta vẫn như người gánh nước, tiếp tục gánh dù đã có cái giếng đào sẵn.

Trong kinh doanh, cũng nhiều người đã bỏ đi những lợi thế trước mắt chỉ vì "nó nhỏ, nó không đáng chú ý" mà quên rằng có thể "góp gió thành bão". Có thể nhờ vào đó làm bàn đạp để tiến lên.

Một thông tin mới đây, trong buổi roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu OIL của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), ông Cao Hoài Dương, Tổng Giám đốc PV Oil có nói PV Oil sẽ áp dụng chiến lược "lấy nông thôn vây thành thị" với mục tiêu giành lấy 35% thị phần bán lẻ xăng dầu. Không từ bỏ cơ hội dù nó chưa phải là đích cuối mà mình nhắm tới. Quan trọng, cần biến cơ hội thành hành động cụ thể mới có thể thành công.

"Nếu muốn thành công, bạn phải dấn thân vào những con đường mới, chứ không phải đi du lịch trên lối mòn của những thành công đã được thừa nhận" – John D. Rockefeller, cựu Tổng thống Mỹ, đã từng nói vậy.  

Lan Trần

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên