Chuyên gia: Cần cẩn trọng với hiện tượng đầu cơ USD khi tỷ giá "nóng" trở lại
Theo chuyên gia AFA Capital, việc khó giải ngân cho vay đối với nền kinh tế, đi cùng lãi suất đồng USD đang cao hơn nhiều so với VND có thể sẽ dẫn đến hiện tượng đầu cơ tích trữ USD trên thị trường liên ngân hàng và tại các doanh nghiệp.
- 03-07-2023Tỷ giá bất ngờ tăng mạnh trở lại
- 16-06-2023Điểm tên những doanh nghiệp nợ ngoại tệ nhiều nhất và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá trong năm 2023
- 15-05-2023Tỷ giá USD sẽ biến động ra sao trong 6 tháng tới?
Tại chương trình “Đi theo dòng tiền: tỷ giá và tín dụng” do AFA Group tổ chức, ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital cho biết, sau 4 lần hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã giảm sâu và thấp hơn nhiều so với USD. Đây là những tiền đề để hiện tượng đầu cơ tích trữ đô la có thể xuất hiện và tác động không tốt đến nền kinh tế.
“Việc không giải ngân cho vay được đã khiến tiền ứ đọng trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đang rất thấp so với USD. Điều này có thể dẫn đến việc đầu cơ đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng và doanh nghiệp”, ông Tuấn Nhận định.
Theo vị chuyên gia này, các nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đang chậm hơn so với các năm trước gồm: 1) sức cầu yếu người dân hạn chế đi vay; 2) doanh nghiệp thiếu đơn hàng, nên ngại tìm đến các nguồn tín dụng; 3) doanh nghiệp có nhu cầu vay nhưng, không đáp ứng điều kiện; 4) các ngân hàng chưa trung hòa hết phần vốn huy động lãi suất cao, dẫn đến lãi suất cho vay vẫn còn neo ở mức cao khiến doanh nghiệp và người dân ngại tiếp cận vốn ngân hàng.
Để tránh xảy ra việc găm giữ đô la Mỹ, chuyên gia cho rằng nhà điều hành có thể cân nhắc hút tiền về thông qua kênh tín phiếu để giảm chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, đồng thời có hành động mua vào USD để tăng dự trữ ngoại hối.
"Tỷ giá cần phải được kiểm soát, để tránh sự mất cân bằng như năm trước, khi ngân hàng trung ương phải liên tục bán USD để điều tiết và chạm đến giới hạn của dự trữ ngoại hối”, ông Nguyễn Minh Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông Tuấn, sẽ không quá đáng lo ngại, nếu tỷ giá được điều chỉnh tăng một cách hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Thông thường một năm VND sẽ mất giá khoảng 2% so với USD. Tính từ đầu năm đến nay, đồng nội tệ mới chỉ trượt giá khoảng 1%, nên tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. Vấn đề quan trọng nhất là quản lý chặt hiện tượng đầu cơ USD trên thị trường liên ngân hàng và điều tiết lãi suất phù hợp giữa thị trường 1 (liên ngân hàng) và 2 (dân cư).
Mặt khác, CEO AFA Capital cho biết, cơ quan điều hành tiền tệ của Việt Nam đã nâng tỷ giá trung tâm trong quý II/2023 và đây là một trong những động thái cho thấy nhà điều hành đã có một số biện pháp nhằm cân bằng giữa tiền đồng và đô la Mỹ.
"Nếu từ giờ đến cuối năm tỷ giá VND là 1 USD đổi được 24.000 VND cũng không phải là điều quá đáng lo ngại", ông Tuấn nhận định.
Theo chuyên gia AFA Capital, định hướng chính sách tiền tệ của NHNN mới đây cho thấy cơ quan điều hành đang phải đảm bảo hài hòa hợp lý với nhiều biến số: 1) Lãi suất và tỉ giá; 2) Tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; 3) Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; 4) Theo dõi sát và nắm chắc tình hình bên trong và bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc nhà điều hành sẽ phải rất linh hoạt trong công tác điều tiết thị trường thời gian tới.
Nhịp sống Thị trường
Sự kiện: FTalk - Chuyên gia talk
Xem tất cả >>- VDSC: Phát hành tín phiếu không phải là tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ, nhưng không gian để nới lỏng thêm tương đối hạn chế
- Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023, 2024
- Tỷ giá tăng cao: ‘kẻ cười, người khóc’
- Liệu có cơ hội đầu tư cổ phiếu bảo hiểm khi lãi suất tiền gửi giảm sâu?
- Lãi suất tiết kiệm chạm đáy, người dân 'đổ tiền' vào đâu?