Chuyên gia cảnh báo: 5 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, 2/5 trong đó người Việt rất hay mắc phải
Theo bác sĩ chuyên khoa I Lê Thiện Quang - Bác sĩ Nội ung bướu từng chia sẻ, một trong số những nguyên nhân gây ung thư dạ dày thường gặp nhất có thể kể đến như sau.
- 18-03-2022Bà bầu đại gia "thưởng nóng" Lamborghini 5,8 tỷ đồng cho chồng vì những ngày "trắng đêm" chăm con sắp tới
- 17-03-2022Giá nhà tăng 98% trong 5 năm, người Hàn bình thường mất khả năng mua nhà: Tiết kiệm tới 63 năm mới có thể mua nổi 1 căn chung cư ở Seoul
- 16-03-2022Thiên kim tiểu thư gả cho anh bán đậu phụ qua 1 lời mai mối: Từ vợ chồng trắng tay rủ nhau đi làm đồng nát, tới xây dựng đế chế tỷ USD nhờ phế liệu
Chế độ ăn uống
Bệnh ung thư dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, nguyên do không thể bỏ qua là do chế độ ăn uống của mọi người. Những người có chế độ ăn mặn, nhiều muối hoặc ăn quá nhanh đều làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh nan y này.
Người ăn mặn
Khi lượng muối trong các món như dưa cà muối, các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn… được đưa vào cơ thể quá nhiều, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Chúng làm tăng trực tiếp nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày do muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Người ăn quá nhanh
Trong khi thức ăn không được nhai kỹ, các men tiêu hóa trong nước bọt cũng cần có thời gian tiết ra, thực hiện bôi trơn và phân hủy thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày. Nếu ăn quá nhanh thì sẽ làm tăng gánh nặng của hệ tiêu hóa.
Lượng dịch vị trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa sẽ khiến thức ăn ứ đọng, dạ dày hoạt động quá tải gây trào ngược axit, viêm loét và có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày nếu tình trạng kéo dài liên tục.
Thường xuyên uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia sẽ khiến tích tụ một lượng lớn trong máu mà cơ thể không kịp đào thải, làm tổn thương gen. Đây là con đường dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư, trong đó bao gồm cả ung thư dạ dày.
Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ
Nếu có thể phát hiện bệnh từ khi mới viêm loét dạ dày, kịp thời điều trị, phục hồi sức khỏe cho dạ dày thì cơ quan này sẽ khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân thường không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi quá đau đớn, không thể ăn uống, sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì họ mới đi khám.
Ở những trường hợp phát hiện ra mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn, quá trình điều trị và khả năng hồi phục sẽ giảm đi rất nhiều. Ảnh: Internet
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá chứa hàm lượng lớn nicotin và cortisol có khả năng phá hủy hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa, gây viêm loét nặng hơn, niêm mạc dạ dày bị suy yếu đi. Hít phải khói thuốc cũng khiến lưu lượng máu đến dạ dày chậm hơn, ngăn cản quá trình tiết chất nhầy, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa.
Đồng thời, các chất có trong thuốc lá cũng làm giảm đáng kể tác dụng điều trị của một số loại thuốc chữa viêm loét cũng như ung thư dạ dày.
Lưu ý các nguyên nhân có khả năng tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày để phòng tránh.
Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân phổ biến khác có khả năng gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày là:
- Yếu tố di truyền
- Người bị viêm dạ dày mạn tính, từng phẫu thuật dạ dày
- Thiếu máu ác tính
- Do nhóm máu
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi
- Tuổi tác và giới tính
Hiểu rõ nguyên nhân này giúp chúng ta có thể phòng tránh được căn bệnh ung thư dạ dày.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Xem nhẹ 1 thứ ở cổ, nữ sinh 17 tuổi phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp vì ung thư: Bác sĩ nhắc 5 việc cần để tránh!
- Dấu hiệu ở chân cảnh báo ung thư tuyến tụy
- "Nghiện công việc" nhưng vô tâm trước một thứ, chàng trai 28 tuổi trả giá đắt bằng bệnh ung thư dạ dày
- Đựng canh trong 1 thứ khiến cả nhà gặp họa, mẹ mắc ung thư tử cung còn con lớp 3 đã dậy thì
- Chất độc hại gây ung thư ở quanh ta mà rất ít người biết: Chuyên gia khuyến cáo nên cẩn thận với những món đồ này!