Chuyên gia chỉ ra "sát thủ vô hình" gây hại sức khoẻ trầm trọng nhưng ít người biết: Tập trung nhiều ở các thành phố
Ô nhiễm tiếng ồn hiện đang là vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm đồng thời cũng là nội dung được đưa ra bàn thảo tại nhiều cuộc họp, nhất là tại các thành phố lớn.
- 11-03-2021Cứ 10 giây có 1 người tử vong vì căn bệnh này: Sát thủ âm thầm ngay chính căn nhà bạn
- 25-01-2021Căn bệnh ‘sát thủ thầm lặng’ cứ 10 giây lại có thêm 1 người chết: 4 triệu chứng phát hiện sớm
- 15-01-2021Bệnh trầm cảm - "sát thủ ẩn mình" rình rập phụ nữ: Bị chồng cho là giả bệnh, con cái không muốn sống chung, nhiều người cay đắng tìm đến cái chết
Ra tay dẹp tiếng ồn
Gần đây hai thành phố lớn là TP.HCM và Thành phố Đà Nẵng đã quyết tâm dẹp nạn ô nhiễm tiếng ồn . TP.HCM không chấp nhận một đô thị lớn mà từ khu dân cư đến quán ăn, cửa hàng, cửa hiệu đều ra rả mở loa công suất cao, ảnh hưởng đến người dân. Đây là hành vi không phù hợp trong đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân TP.
Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan ký văn bản khẩn gửi thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn về các biện pháp xử lý hành vi vi phạm tiếng ồn.
Trong thời gian từ 25/3 đến 30/6, toàn địa bàn sẽ tập trung công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở. Cao điểm thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm bắt đầu từ ngày 30/6.
UBND thành phố Đà Nẵng cũng có văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động mở nhạc, hát karaoke trong khu dân cư, đô thị trên địa bàn.
Ảnh hưởng tới sức khoẻ
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt tiềng ồn đang là sát thủ thầm lặng mà rất ít người để ý đến. PGS An cho biết tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau ô nhiễm không khí.
Theo nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn, nếu tiếng ồn có cường độ 50dB làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là người lao động trí óc. Tiếng ồn tới 70dB làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và làm giảm hứng thú hoạt động.
Tiếng ồn 90dB gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám và tư vấn cho bệnh nhân.
Theo quy định của Việt Nam, cường độ âm thanh tối đa cho phép ở trong các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa trong khoảng thời gian từ 6h đến 21h là 55dB, từ 21h đến 6h là 45dB.
Cường độ tối đa cho phép ở các khu vực chung cư, nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính từ 6h đến 21h là 70dB, từ 21h đến 6h là 55dB. Tuy nhiên thực tế thì người dân ít quan tâm tới ô nhiễm tiếng ồn như này họ cho rằng đó là điều hiển nhiên của xã hội hiện đại.
Tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác (gây ù tai, làm giảm sức nghe, điếc) mà còn gây ra chứng mất ngủ, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, suy giảm nhận thức ở trẻ em…
PGS An cho biết hàng hàng ngày tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân vào khám vì các vấn đề thường gặp như khả năng nghe kém (15 - 20%). Thậm chí nhiều trường hợp trẻ nhỏ đến khám vì nghe nghễnh ngãng. Khi đo thính lực thì đã bị suy giảm nặng. Hỏi ra mới biết do gia đình có mở dịch vụ cafe ca nhạc tại nhà nên hàng ngày trẻ làm quen với tiếng ồn công suất lớn.
PGS An cho rằng đối với trẻ nhỏ, việc phải sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về ngôn ngữ, tư duy, kết quả học tập. Còn với người lớn, việc sống và làm việc trong môi trường tiếng ồn liên tục khiến họ bị stress, cáu giận, chóng mặt, đau đầu và có nguy cơ cao về bệnh thần kinh.
Tổ chức Y tế thế giới từng công bố một khảo sát về hậu quả của "ô nhiễm" tiếng ồn cho thấy tình trạng "lão hóa" thính lực của cư dân ở những thành phố "ô nhiễm" tiếng ồn nhất thế giới nhanh hơn 10 năm so với những cư dân sống ở những thành phố ít "ô nhiễm" tiếng ồn nhất.
PGS An cho biết hiện nay ở các thành phố tiếng ồn đến chủ yếu từ các hoạt động kinh doanh loa công suất lớn, sản xuất nhà máy, tiếng ồn sinh hoạt trong khu dân cư các hộ gia đình có trang bị dàn âm thanh, loa, karaoke, máy phát nhạc, chiếu phim; hộ gia đình thuê dàn nhạc để ca hát hoặc các sinh hoạt văn hóa gia đình như tiệc cưới, lễ tang, sinh nhật và các dạng sinh hoạt đám mừng, liên hoan khác…
Các loại hình buôn bán có sử dụng loa phát quảng cáo, quán nhậu vỉa hè mở nhạc, hát loa di động công suất lớn, cường độ âm thanh lớn đều gây ô nhiễm tiếng ồn. PGS An cho rằng đã đến lúc cơ quan chức năng cần quan tâm tới sát thủ này để không ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.
Doanh nghiệp và tiếp thị