Chuyên gia đầu ngành thận: Nên giữ mồm giữ miệng, đừng mắc sai lầm này khi ăn kẻo suy thận
Thói quen ăn uống không "giữ mồm, giữ miệng", ăn nhiều muối của nhiều người làm tăng các bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp và biến chứng suy thận.
- 17-10-20188 thói quen hàng ngày đang vô tình khiến bạn trông già trước tuổi: Loại bỏ ngay để ngăn ngừa lão hóa sớm
- 17-10-2018Cô gái 28 tuổi phải phẫu thuật cánh tay trái vì thói quen mà hầu hết dân văn phòng đều mắc khi ngủ trưa
Thận phải gánh hậu quả nặng nề
GS. Nguyễn Nguyên Khôi, Nguyên trưởng khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay theo thống kê trên thế giới hiện nay có 10% dân số người lớn có bệnh thận. Nước ta có khoảng có 8,5 triệu người bị bệnh thận. Ước lượng cả nước có 5.000 máy thận, có khoảng 30.000 người phải chạy thận.
Bệnh thận ở Việt Nam tăng là do phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các bệnh lý khác, ví dụ bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… Nhưng nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ chế độ ăn uống.
Ăn mặn tăng nguy cơ mắc bệnh thận, ảnh minh họa.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), năm 2015, Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng thành mắc đái tháo đường, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc đái tháo đường, tăng 74%.
"Bệnh đái tháo đường type 2 tăng nhanh thì căn bệnh suy thận cũng càng tăng. Không ít những bệnh nhân đi khám đái tháo đường đi khám tình cờ phát hiện ra thận đã suy", GS. Khôi khẳng định
Tiểu đường type 2 tăng sẽ gia tăng số bệnh nhân bị bệnh thận, ảnh minh họa.
Ngoài ra, thận là cơ quan phải gánh chịu hậu quả nặng nề của căn bệnh tăng huyết áp. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, có tới 60% người bệnh chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.
"Tăng huyết áp không được phát hiện và điều trị không khác gì "quả bom nổ chậm" gây ra biến chứng hỏng thận mà ít người ngờ tới", GS. Khôi nói.
Bệnh thận ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng cao, còn do hậu quả của bệnh viêm cầu thận, một số bệnh di truyền, người có sỏi thận không mổ hoặc mổ muội sỏi ứ nước gây ra hậu quả suy thận kèm theo.
GS. Khôi cho hay: "Hiện nay, tuổi trung bình phải chạy thận nhận tạo ở Việt Nam khoảng từ 35-40 tuổi. Trong khi, đó tuổi trung bình chạy thận của thế giới từ 60-70 do họ phát hiện và điều trị sớm".
Khi mắc bệnh thận điều trị không thể hồi phục được chức năng thận như cũ. Nhưng việc điều trị sẽ kéo dài được quá trình suy thận diễn ra chậm hơn. Một bệnh nhân mắc thận khi còn trẻ khoảng 25 tuổi, nếu điều trị có thể tới 60-70 tuổi mới cần phải chạy thận nhân tạo.
Ngược lại nếu không điều trị bệnh sẽ tiến triển nhanh, thành suy thận mãn tính và hậu quả phải lọc máu chu kỳ sớm hơn.
Ăn uống như thế nào dễ bị hỏng thận
GS. Khôi khẳng định: "Ăn uống là vấn đề nghiêm trọng gây ra căn bệnh thận của người Việt Nam. Thực phẩm không ăn toàn, thói quen ăn kém khoa học, ăn rau xanh nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, ít vận động… Làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường type 2, tương lại gần của suy thận".
Thói quen quá ăn mặn của người Việt Nam tới một thời điểm nào đó sẽ gây ra căn bệnh tăng huyết áp. Hậu quả của tăng huyết áp có thể dẫn tới suy thận mãn tính.
GS. Khôi khuyến cáo: "Nên ăn giữ mồm, giữ miệng để tránh nguy cơ mắc bệnh thận bằng cách: chọn ăn những thực phẩm an toàn; ăn cân đối dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả tươi; không nên ăn quá mặn tránh tăng huyết áp.
Luôn theo dõi huyết áp và thử đường máu để kiểm soát bệnh thận. Ít nhất nên đi khám 6 tháng/lần thử đường máu và nước tiểu".
Đối với người có bệnh lý đái thoái đường, tăng huyết áp cần kiểm soát bệnh bằng cách tuân thủ uống thuốc, tái khám để hạn chế biến chứng suy thận.
Trí thức trẻ