Chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp tư vấn các phòng ngừa biến chứng do viêm phổi ở người lớn
Theo tổ chức y tế thế giới viêm phổi gây ảnh hưởng tới khoảng 450 triệu người trên toàn cầu và làm khoảng 4 triệu người tử vong. Ở Việt Nam, bệnh viêm phổi thường xảy ra ở mùa mưa ở miền Nam, mùa đông xuân ở miền bắc và các tại các thời điểm giao mùa. Viêm phổi nếu không được điều trị nhanh và đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm, gây tử vong cao, nhất là ở các trường hợp viêm phổi do virus.
- 24-07-2017BV Nhi trung ương: Liên tiếp các bé viêm phổi nặng, cha mẹ hãy dừng ngay việc này
- 12-02-2017Suýt tử vong vì viêm phổi mà tưởng bị cảm: BS cảnh báo những dấu hiệu không nên xem thường
- 24-11-2016Bổ sung vitamin D để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, cúm
Tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, số bệnh nhân viêm phổi chiếm 14% số bệnh nhân nhập viện và đứng hàng thứ 4 trong tổng số các bệnh nhân điều trị nội trú. Viêm phổi nếu không được điều trị nhanh và đúng cách sẽ gây biến chứng nguy hiểm, gây tử vong cao, nhất là ở các trường hợp viêm phổi do virus.
Viêm phổi là bệnh phổ biến, nhưng nếu được phát hiện kịp thời thì không có gì đang lo ngại. Ngược lại nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy phải làm gì để phát hiện và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi? Trong chương trình Cùng bạn sống khỏe trên sóng VOV FM89, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi, Giám đốc bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng sẽ tư vấn cho độc giả về căn bệnh thường gặp này.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi, Giám đốc bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng.
Bệnh viêm phổi có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nhóm chính: viêm phổi do virus và viêm phổi do vi khuẩn. Bệnh viêm phổi do virus, nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây tử vong rất nhanh. Các virus gây viêm phổi thường xuyên là virus cúm như H5N1, SARS... Nhóm thứ 2 là viêm phổi do vi khuẩn, nấm, vi trùng sau xạ trị ung thư phổi... cũng có thể dẫn đến viêm phổi.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi, viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn dễ xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ, người già, những người có hệ miễn dịch yếu, người sống và làm việc trong môi trường có các yếu tố nguy cơ thì có nguy cơ phát bệnh rất cao. Những người có bệnh lý tổn thương cấu trúc đường hô hấp như bệnh giãn đường phế quản, xơ phổi, xơ nang phổi, những người đang mắc bệnh mạn tính như gan, bệnh đái tháo đường, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh ẩm mà không giữ ấm cơ thể đầy đủ...
Biểu hiện tiêu biểu của bệnh viêm phổi: Nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, ho, khạc đờm liên tục... Dựa vào màu sắc đờm thì người ta có thể định hướng nguyên nhân. Khi người bệnh khạc đờm màu trắng hoặc ho khan thì nên nghĩ đến bệnh viêm phổi do virus. Đờm màu xanh, vàng, đục như mủ thì bệnh viêm phổi do vi khuẩn. Các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở là biểu hiện phổi đã bị tổn thương quá lớn làm mất chức năng trao đổi khí, bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nặng.
Bệnh viêm phổi do virus diễn tiến và gây suy hô hấp rất nhanh.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp ho đều là viêm phổi. Bạn phải quan sát kỹ các triệu chứng, màu đờm và tốt nhất là nên đến bệnh viên để được thăm khám chính xác. Nhiều trường hợp bệnh viêm phổi diễn tiến rất nhanh. Ví dụ như nhóm viêm phổi do virus, buổi sáng có thể chỉ là ho, sốt nhưng có thể chuyển thành suy hô hấp vào buổi chiều. Những tường hợp viêm phổi kèm thêm các biểu hiện dưới đây thì cần tới bệnh viện để điều trị ngay: Thứ nhất là sốt cao liên tục, những người nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mãn tính, rối loạn ý thức...
Điều trị bệnh viêm phổi ở giai đoạn nhẹ khá đơn giản. Chiến lược dùng kháng sinh là điều quan trọng nhất. Các trường hợp viêm phổi nặng phải tiêm thuốc phối hợp nhiều loại kháng sinh. Điều trị không kịp thời có thể dẫn tới ổ hoại tử và gây áp xe phổi, vi khuẩn tràn vào máu có thể di chuyển và gây ra áp xe não....
Phòng tránh viêm phổi: Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi, bệnh viêm phổi hoàn toàn phòng ngừa được bằng các cách sau dây:
- Lưu ý chế độ ăn uống, nâng cao thể trạng cho người bệnh.
- Lưu ý giữ ấm cổ, đeo khẩu trang khi tới các môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ để ngăn các yếu tố gây bệnh.
- Đảm bảo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, tránh xa khói bụi...
- Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, nhất là với người già và trẻ em.
- Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu...
Trí Thức Trẻ