Chuyên gia hàng đầu về tim mạch: 2 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, kể cả gặp ở người trẻ cũng cần đi khám ngay
Theo GS.TS Lê Ngọc Thành người mắc bệnh tim mạch đang được trẻ hóa và không được quan tâm đúng mức khiến tình trạng người tử vong vì căn bệnh này tăng cao.
- 08-03-2021Trưởng khoa Y đức ĐH Y New York: Chữa bệnh khác mua bia hay nghỉ mát, bệnh nhân không phải người đi shopping
- 08-03-2021Đột nhiên chảy nước miếng: Cảnh báo 3 căn bệnh đe dọa sức khỏe và tăng nguy cơ đột tử
- 08-03-2021Hoa ban nở bạt ngàn ở Thủ đô: Hóa ra loại hoa này còn có thể làm thuốc chữa bệnh cực hay!
Ngừng tuần hoàn đột ngột
Bệnh nhân N.V.T (50 tuổi, ở Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội), cách đây 1 tháng, cơ thể xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng ông không điều trị gì. Bệnh tiến triển ngày càng nặng, khi cơn đau tức ngực xuất hiện tần xuất nhiều hơn, dẫn đến khó thở.
Chiều ngày 22/2/2021, ông vào bệnh viện 74 khám trong tình trạng tức ngực, khó thở. Nhưng chỉ sau vài giờ, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện 74 cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt ống nội khí quản… và ngay lập tức chuyển cấp cứu lên Trung tâm tim mạch , Bệnh viện E.
Bệnh nhân ngừng tuần hoàn được cứu sống.
ThS.BS Nguyễn Thái Long, Trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu tim mạch thì đầu cho biết, sau khi tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, thở qua bóp bóng nội khí quản, rối loạn nhịp tim, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đánh giá, tình trạng bệnh lý tim của bệnh nhân hết sức nặng nề, nguy cơ tử vong cao.
Ngay lập tức, các bác sĩ của khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu đã "lao vào" trận chiến giành lấy sự sống cho bệnh nhân bằng mọi giá. Các bác sĩ tiến hành sốc điện chuyển nhịp, dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp nhưng tình trạng bệnh nhân quá nặng, thập tử nhất sinh, nhất là bệnh nhân đã có ngừng tuần hoàn từ bệnh viện tuyến dưới.
Đứng trước ranh giới mong manh đó, bác sĩ trực hôm đó phải rất cân não để đưa ra quyết định để cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá. Sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm hôm đó.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước gây nên tình trạng vùng cơ tim thiếu máu diện rộng, co bóp của tim giảm, ảnh hưởng huyết động dẫn đến hiện tượng sốc tim, đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
ThS.BS Phan Thảo Nguyên – Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn chia sẻ, đứng trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ chẳng do dự liệu có nên đi can thiệp mạch không, vì nguy cơ người bệnh ngừng tim tái diễn trên bàn can thiệp là rất lớn. Vì nếu chậm trễ vài tích tắc có thể nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân.
24 giờ đêm ngày 22/2, các bác sĩ Khoa Nội tim mạch người lớn đã tiến hành đặt stent động mạch liên thất trước cho bệnh nhân.
Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được đưa trở về Khoa Gây mê Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim.
Người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc máu liên tục, điều chỉnh vận mạch. Tình trạng sau giai đoạn sau nặng nề và diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề.
Nhiều lúc, các bác sĩ tưởng chừng như… mất bệnh nhân. Bệnh nhân được chăm sóc cấp 1 - các điều dưỡng, bác sĩ phải "căng mình" chăm sóc bệnh nhân 24/24h… Cuối cùng sự quyết tâm của bác sĩ cùng với sự tin tưởng của người nhà người bệnh, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Sau 7 ngày hồi sức tích cực, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt. Bệnh nhân được bỏ bóng đối xung, không phải lọc máu liên tục và cuối cùng rút nội khí quản, tự thở được.
2 triệu chứng cảnh báo nguy hiểm
GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, mặc dù bệnh nhân bị ngừng tim trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nhưng với sự phối hợp nhịp nhàng nhiều khoa… bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.
GS Thành khuyến cáo, gần đây tình trạng người đột quỵ gia tăng, trong đó có rất nhiều bệnh nhân đột quỵ với nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp không được cấp cứu kịp thời.
Đặt biệt, người mắc bệnh tim mạch đang được trẻ hóa và không được quan tâm đúng mức khiến tình trạng người tử vong vì căn bệnh này tăng cao. Vì thế, những người bệnh có tiền sử bệnh tim hoặc người trẻ khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Doanh nghiệp & Tiếp thị