Chuyên gia hướng dẫn 3 bước "tiêu diệt nhân viên lười" dành riêng cho các sếp, dân công sở không biết nên vui hay buồn
Với 3 bước này, nhân viên lười từ nay sẽ không dễ bị sếp đuổi cổ ngay trong "1 nốt nhạc" nữa nhưng bù lại chắc có lẽ sẽ phải "ăn phạt" dài dài. Thậm chí là còn suốt ngày bị lôi vào phòng họp.
- 27-07-2019Chỉ với 5 từ, tỷ phú tự thân Ray Dalio miêu tả chính xác kiểu người có xu hướng sống bảo thủ, luôn cho mình là đúng
- 27-07-2019Làm người có thể lúc nghèo đói, lúc ốm đau nhưng đừng nuôi dưỡng tư duy "độc hại" này để rồi tan nát cuộc đời!
- 27-07-2019Có tới 5 kiểu đi bộ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng rõ nên đã làm giảm lợi ích tuyệt vời của hoạt động này
Trong môi trường công sở, không hiếm khi chúng ta phát hiện ra có những cá thể nhân viên bỗng dưng… lười đột xuất vào một ngày xấu trời. Sếp giao gì cũng chậm chạp lề mề không hào hứng, công việc trước mắt cũng chả thèm để ý mà chỉ quan tâm tới những chuyện đâu đâu. Hậu quả, chất lượng công việc đi xuống, năng suất chung của cả bộ máy vận hành bị trì trệ. Sếp liền lên cơn tốc hỏa và tìm cách xử lý.
Đối với những trường hợp này, đa số những người sếp nóng nảy sẽ tìm cách loại bỏ nhân viên lười ra khỏi hệ thống công ty mà không chút nhân nhượng. Tuy nhiên, hành động này chưa phải là giải pháp tốt nhất. Giải pháp tốt nhất là hãy khiến cho nhân viên từ lười trở nên chăm chỉ hơn, khiến cho mọi người trong công ty "tâm phục khẩu phục".
Và để thực hiện giải pháp trên, Luis von Ahn - Giám đốc điều hành, nhà sáng lập ứng dụng học ngôn ngữ và dịch văn bản miễn phí Duolingo với tổng giá trị khoảng 700 triệu đô la Mỹ đã có chia sẻ bí quyết giúp "đánh bại" tinh thần làm việc lười nhác của nhân viên trong công ty đồng thời khuyến khích họ biết tạo ra năng lượng tích cực mỗi khi đi làm.
Lười biếng có phải là bản chất?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu các bí quyết của Luis von Ahn, có lẽ chúng ta nên biết rõ về sự lười biếng. Theo nguyên lý sinh học, vận động là bản chất, bản năng của các cá thể sống nói chung và con người nói riêng. Có nghĩa là chỉ cần sống thì vạn vật đương nhiên sẽ vận động, không bằng cách này cũng sẽ bằng cách khác.
Vậy nên sự lười biếng không phải là bản chất của con người, nó chỉ là một trạng thái sinh ra do sự tác động của ngoại cảnh. Chỉ cần hiểu ngoại cảnh này là gì, chúng ta có thể dễ dàng giúp người lười tháo gỡ nó ra và quay trở lại nhịp vận động bình thường. Và nhân viên thường bị ngoại cảnh tác động đa phần đều có một số đặc điểm sau đây: Thiếu nghị lực, mất tập trung trong công việc, dễ đầu hàng, không có ý chí,...
Bí quyết của Luis von Ahn đều dựa trên những phân tích ấy để đưa ra phương pháp "diệt lười" phù hợp theo từng bước:
1. Mạnh tay đe dọa bằng hình thức phạt
Thông thường, những nhân viên một khi đã lười thì sẽ luôn tính toán để né tránh khi bị sếp sờ gáy. Tính toán này thực chất chỉ là hình thức liệt kê ra hàng loạt lý do. Ví như "xe hư nên đi làm muộn", "nhà cúp điện nên trễ deadline", "đang ốm nên làm việc không tập trung",...
Chính vì đã quá quen với cái kiểu ấy, Luis von Ahn khuyên những người với cương vị là leader phải đưa ra hình thức phạt thật nặng cho những đối tượng này, yêu cầu họ có một kế hoạch cụ thể về giờ giấc làm việc và nếu vi phạm kế hoạch thì cứ thế mà cho ngay một email phạt trước toàn thể công ty.
2. Mềm dẻo tỏ thái độ thất vọng chứ không chê bai
Đa số những nhân viên lười thường không nhìn thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của bản thân mình đến với team hoặc đồng nghiệp xung quanh nếu suốt ngày chây lì không muốn làm việc. Vừa ảnh hưởng về năng suất làm việc chung, trì trệ tiến độ công việc chung, thậm chí còn làm tinh thần của người khác phải chùng xuống.
Và nếu hình thức phạt nặng như trên không có tác dụng thì các leader phải nhanh chóng "thỉnh" ngay nhân viên ấy vào phòng họp trước khi "căn bệnh lười" lây lan toàn cõi. Nhưng tuyệt đối đừng chê bai "Chí Phèo" (vì cả phạt nặng còn không sợ) mà hãy bày tỏ thái độ thất vọng của mình bằng các câu nói như: "Em làm anh phải suy nghĩ về những gì đã từng hình dung về em trước đây", "em có thể làm tốt hơn thế cơ mà tại sao lại làm anh khó xử thất vọng thế này",...
Thái độ thất vọng của sếp có thể khiến nhân viên lười cảm thấy áy náy vì không còn tạo được sự tin tưởng nữa. Góp phần giúp họ nhìn nhận lại hậu quả của sự lười biếng. Cương nhu hài hòa suy cho cùng cũng là một tốt chất cần có của những người sếp, cương không được thì nhu và ngược lại. Đừng hở một chút là đuổi việc nếu không muốn mất thời gian tìm người mới hoặc đào tạo một nhân viên mới ra trường từ con số 0.
3. Tạo môi trường làm việc lành mạnh
Như là nói ở trên, sự lười biếng của nhân viên chịu sự tác động của ngoại cảnh, nếu riêng tư thì không bàn, còn nếu bắt nguồn từ chính nơi làm việc thì bắt buộc các sếp phải nhanh chóng vào cuộc, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh trước khi tình hình trở nên quá tồi tệ.
Cụ thể, người quản lý nhân sự phải có trách nhiệm phải tạo ra mảnh đất lành để chim còn đậu, phải tạo ra môi trường làm việc tốt để nhân viên phát triển và luôn cố gắng quan tâm, lắng nghe, quan sát những bất mãn của nhân viên trong công việc. Chẳng hạn như chính sách của công ty không hợp lý, bàn làm việc quá cao, văn phòng ồn ào như cái chợ, đồng nghiệp ở bẩn không chịu nổi,...
Nắm được những bất mãn đến từ ngoại cảnh - một trong những nguồn cơn tạo nên "căn bệnh lười", Luis von Ahn tin rằng các sếp, ban lãnh đạo sẽ dễ dàng giúp nhân viên của mình siêng năng chăm chỉ hơn bằng cách xây dựng hoặc tái cấu trúc lại môi trường làm việc, hình thành văn hóa công sở phù hợp hơn.
Helino