Chuyên gia khẳng định, góc nhìn tài chính ở tuổi 20 sẽ quyết định nửa đời sau giàu sang hay nghèo khó, hãy bắt đầu một cách thông minh!
Tuổi 20 - độ tuổi của những quyết định quan trọng bậc nhất. Người ta tin rằng các quyết định tài chính đưa ra trong những năm tuổi 20 quan trọng hơn mọi quyết định ở bất cứ thời điểm nào khác. Nhưng nên làm gì? Và bằng cách như thế nào? Giải pháp tài chính tối ưu cho độ tuổi này bao gồm những điều gì?
- 17-01-2022Cô gái 20 tuổi bị viêm dạ dày cấp do thường xuyên ăn một loại quả mà nhà nào cũng mê: Bác sĩ cảnh báo muốn ruột khỏe thì nên tránh 4 loại quả ngon này
- 10-01-2022Đời người có 7 cột mốc: 20 tuổi, tình cảm là trở ngại; 40 tuổi, sự nghiệp là trở ngại; 60 tuổi, thua là trở ngại… Hiểu thấu để cuộc đời bớt sóng gió!
- 03-01-2022Sau 30 tuổi, bạn bè cùng trang lứa đều đã làm sếp, là ''ông nọ - bà kia'', chỉ mỗi mình tôi vẫn còn đi xin việc: Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ sai lầm năm 20 tuổi mà đến giờ tôi mới nhận ra
Quyết định quan trọng nhất mà bạn có thể đưa ra là hãy bắt đầu ngay lúc này. Để minh họa, hãy tưởng tượng hai sinh viên tốt nghiệp đại học đã có thu nhập ổn định mỗi năm. Người thứ nhất gửi tiết kiệm 250$/tháng trong vòng 10 năm (tổng cộng là 30.000 $) và sau đó không gửi tiền thêm vào tài khoản nữa trong vòng 30 năm tiếp theo. Sau 40 năm này, số tài sản của anh ta lên tới 509.605$.
Cùng giai đoạn 40 năm đó, người thứ hai không tiết kiệm gì trong 10 năm đầu. Thay vào đó, anh để gửi tiết kiệm 250$ /tháng trong 30 năm tiếp theo (tổng số tiền có được là 90.000$). Nhưng mặc dù để dành tiết kiệm nhiều tiền hơn trong một khoảng thời gian dài hơn, người thứ hai cuối cùng chỉ có 375.074$.
Vậy cách tốt nhất để tạo ra tài sản chính là kết hợp cả thời gian và sức mạnh của lãi kép, vì thời gian luôn có khả năng biến những thói quen nhỏ thành kết quả đáng kinh ngạc.
Với tâm niệm đó, sau đây là những điều quan trọng nhất bạn nên làm ở độ tuổi 20:
Trước khi đầu tư, cần phải hiểu bạn muốn làm gì với số tài sản mình tạo ra. Hãy tạo một ngân sách ngược, để có một khuôn khổ trong đó cho phép thiết lập các mục tiêu và xây dựng kế hoạch hoàn thành.
Với các mục tiêu ngắn hạn, dưới 5 năm, ta nên để dành tiền mặt thay vì đầu tư vào thị trường chứng khoán. Sự biến động của thị trường là không thể tránh khỏi, vì vậy đánh đổi các mục tiêu ngắn hạn cho những rủi ro trên thị trường là một chiến lược sai lầm, vì chúng có ít (hoặc đôi khi không có) thời gian để phục hồi.
Tuy nhiên, với các mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu, hoặc học phí đại học của con cái, ta cũng nên tận dụng cổ phiếu và trái phiếu để tăng tài sản. Nếu danh mục đầu tư thiếu các lĩnh vực với tính rủi ro cao (như cổ phiếu), ta có thể không tạo ra đủ lợi nhuận để đáp ứng các mục tiêu dài hơi, và sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn so với thu nhập thực tế.
Tốt nhất, ta nên đầu tư một cách đầy đủ vào kế hoạch nghỉ hưu tài trợ bởi chủ lao động. Ví dụ: Nếu chủ lao động có mức khớp là 3% và mức lương của bạn là 100.000 $, vậy bạn sẽ cần đóng góp ít nhất 3.000 $ cho kế hoạch nghỉ hưu để được hưởng toàn bộ khoản đóng góp tương ứng của chủ lao động. Không thực hiện đóng góp này cũng giống như đã bỏ lỡ một khoản tiền không nhỏ rồi.
Sau khi đã đầu tư đủ vào kế hoạch trên, hãy hướng tới việc tối đa hóa các khoản tiền vào các loại tài khoản được ưu đãi về thuế khác theo thứ tự sau: Roth IRA hoặc IRA (được khấu trừ) truyền thống, tiếp đến là kế hoạch nghỉ hưu của nhà tuyển dụng, sau đó là IRA (không được khấu trừ) truyền thống, và tài khoản chịu thuế.
Tài khoản tiết kiệm sức khỏe (HSA) cũng có thể là một cách hay để tăng tiết kiệm về hưu.
Việc chuẩn bị sẵn tiền cho những khoản chi tiêu đột xuất là điều vô cùng quan trọng. Thực tế, ta nên ưu tiên phân bổ một phần tiền tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp, hơn là chỉ tập trung trả nợ hoặc tái đầu tư. Nói chung, khoản này nên bao hàm mức chi phí từ 3 đến 12 tháng. Nếu quỹ bắt đầu từ con số 0, hãy phân bổ ít nhất 10% số tiền tiết kiệm vượt mức mỗi tháng cho khoản này.
Có thể để quỹ khẩn cấp trong tài khoản trực tuyến để kiếm lãi suất cao hơn, và ngăn chính mình sử dụng các khoản tiền đó cho các mục đích khác.
Hầu hết các nhà đầu tư muốn chiến thắng thị trường đều đánh giá thấp mức độ cạnh tranh và cơ hội thành công.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cả cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp đều khó có thể hoàn toàn làm chủ thị trường, nhưng điều đó không có nghĩa là không nên đầu tư. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về một chiến lược đầu tư thụ động cho phép nâng cao cơ hội thành công.
Việc tự động hóa quá trình để tiền tiết kiệm, hóa đơn và các khoản đầu tư có thể đơn giản hóa mọi thứ. Ta chỉ việc thiết lập các khoản đóng góp tự động hàng tháng để thực hiện tự động hóa việc tính trung bình chi phí (DCA).
Cụ thể, DCA sẽ khiến ta phải thường xuyên đóng góp một số tiền nhất định vào danh mục vốn đầu tư. Ví dụ: ta có thể phải đóng 1.000 $ vào tài khoản đầu tư, vào ngày 15 hàng tháng, trong một khoảng thời gian dài. Điều này cho phép đa dạng hóa không chỉ giữa các loại tài sản, mà còn cả thời gian.
DCA còn có lợi về mặt hành vi vì đầu tư đều đặn giúp giảm rủi ro mua vào ở những thời điểm xấu nhất và bị mất giá ngay lập tức. Đây cũng là cách đơn giản nhất để đầu tư quỹ này sang quỹ khác.
Tóm lại, hãy thực hiện những thay đổi ngay bây giờ. Việc sớm đưa ra những quyết định đúng đắn sẽ cho bản thân nhiều thời gian hơn để kiếm lợi và sớm đạt được thành công về tài chính.
Theo Forbes
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: LÀM GIÀU TUỔI 20
Xem tất cả >>- Công bố kết quả chủ đề thứ 3 của cuộc thi Làm giàu tuổi 20
- [Làm giàu tuổi 20] Rời ghế CEO M-TP Entertainment và khởi nghiệp, Châu Lê đánh giá: “Cứ 100 người làm nghệ thuật lại có khoảng 10-15 người trở thành triệu phú”
- [Làm giàu tuổi 20] Đạo diễn, CEO Lê Hải Yến: "Tôi từng xấu hổ, thậm chí là stress vì không đủ tiền để trả lương nhân viên, phải đi vay nợ"
- [Tiền đẻ ra tiền] Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều
- [Tiền đẻ ra tiền] Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng”