Chuyên gia Singapore: Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng cao hơn cả Singapore
Báo cáo của ngân hàng DBS Singapore nêu rõ: "Dù Singapore tiếp tục nhận được tỷ trọng lớn của FDI, dòng vốn vào Việt Nam đang có xu hướng cao hơn. Việt Nam tiếp tục có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài".
- 16-02-2022Liệu robot có "chiếm" hết việc của con người?
- 16-02-2022Samsung sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD vào Thái Nguyên
- 16-02-2022Chân dung đại gia Ấn Độ rót vốn chục tỷ đô vào công viên dược ở Việt Nam
Báo cáo mới đây của ngân hàng DBS Singapore về lợi thế của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện Kinh tế Khu vực (RCEP) cho biết, với mục tiêu thúc đẩy thương mại khu vực, hội nhập chuỗi cung ứng và đầu tư lớn hơn, nâng cao thu nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những năm tới, hiện Hiệp định đã có hiệu lực đối với 11 trong số 15 nền kinh tế thành viên, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, các chuyên gia Singapore nhận định, trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn còn khó lường và căng thẳng Mỹ-Trung kéo dài, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nền kinh tế được hưởng lợi chính từ Hiệp định RCEP trong khu vực ASEAN, bên cạnh các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Báo cáo đánh giá, các mức thuế hiệu quả của Việt Nam đối với thương mại nội khối RCEP ở mức trung bình và thấp hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, do mức độ hội nhập thương mại đang ở mức cao, Việt Nam vẫn sẽ nằm trong số các nền kinh tế ASEAN có thể được hưởng lợi phần nào từ việc cắt giảm thuế quan.
Bên cạnh đó, báo cáo cho rằng, RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định, cũng như liên tục nhập khẩu một lượng hàng hóa đáng kể từ các đối tác RCEP.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 đã tăng lên khoảng 240 tỷ USD, tăng gần gấp ba lần so với mức của năm 2012. Về xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác RCEP vẫn ở mức cao. Trong đó, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng lên 96 tỷ USD vào năm 2021, gần gấp 5 lần so với năm 2012.
Ngoài ra, RCEP còn mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Báo cáo của ngân hàng Singapore nêu rõ: "Dù Singapore tiếp tục nhận được tỷ trọng lớn của FDI, dòng vốn vào Việt Nam đang có xu hướng cao hơn, và được xếp hạng trong 3 nước nhận nhiều FDI nhất trong khối ASEAN+6 (ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Việt Nam tiếp tục có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài".