Chuyên gia tài chính chỉ cách phân loại tài khoản giúp bạn quản lý tiền bạc tốt hơn
Nhìn chung, khi nói về quỹ tiết kiệm, bạn nên chia tổng số tiền mình kiếm được thành 3 hoặc 4 loại tài khoản.
- 27-03-2023Chuyên gia tài chính vạch trần lời khuyên tiền bạc lan truyền trên TikTok: Tệ hại nhất là bỏ việc đi đầu tư và “chỉ người lười biếng mới nghèo”
- 12-01-2023Chuyên gia tài chính tư vấn cách chi tiêu Tết hợp lý, tiết kiệm mà vẫn thoải mái
- 06-12-2022Chuyên gia tài chính kì cựu vạch rõ cách tháo gỡ 2 nút thắt giúp bạn sớm tự do tài chính
Nhiều người trẻ tuổi thường có thói quen "vung tay quá trán" để rồi rơi vào cảnh "chưa hết tháng đã hết tiền" một cách dễ dàng. Những điều này gần như đã trở thành chuyện chẳng có gì xa lạ. Nói đến chuyện tiêu tiền thì kể vanh vách đủ các ứng dụng mua hàng online, nhưng nói chuyện tiết kiệm, quản lý tiền bạc thế nào thì dám cá là còn quá nhiều bạn chưa biết phải làm gì để sử dụng tiền cho tốt.
Liên quan tới vấn đề này, chị Mina Chung - sáng lập nền tảng Money With Mina với mục tiêu đem an tâm tài chính đến với 50 triệu phụ nữ Việt Nam chia sẻ, có 3 loại tài khoản mà bạn có thể phân loại thực hành ngay lập tức.
Chi tiết về từng loại tài khoản, bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ bài viết này!
1. Tài khoản lương về
Sau khi mình cắt liền số tiền phục vụ cho mục đích tiết kiệm qua những tài khoản khác mà không bị lẫn lộn thì số tiền còn lại trong tài khoản này chỉ để phục vụ cho những chi phí sinh hoạt tháng của bạn mà thôi. Tuyệt đối đừng sử dụng nó vào những mục đích khác.
2. Tài khoản dự phòng
Những việc dự phòng là những việc không nằm trong kế hoạch, bất khả kháng có thể xảy ra: mất việc, hư xe hay bị tai nạn phải có chi phí nằm viện,… Bạn có thể nghe dự phòng và tiết kiệm là 1, nhưng chị Mina Chung cũng muốn khuyên bạn chia ra luôn: dự phòng là dự phòng còn tiết kiệm là cho lâu dài và có thể đem số tiền này đi đầu tư.
Vậy thì với tài khoản dự phòng này, bạn cũng có thể sử dụng để trả nợ nếu có và cố gắng lấp đầy số tiền là từ 3 đến 6 tháng (hoặc 9 tháng) lương cho quỹ dự phòng tuỳ theo mức độ làm sao cho bạn cảm thấy an toàn.
3. Tài khoản tiết kiệm và đầu tư
Tài khoản này sẽ dùng cho mục đích tăng trưởng, xây dựng danh mục tài sản của mình. Có thể khi bạn đầu tư bạn cũng muốn đánh bại mục đích lạm phát để tiền của mình không mất giá. Vậy thì khi các bạn chia tài khoản như thế sẽ giúp cho mình không dễ bị nhầm lẫn và cũng có thể cho phép mình kỷ luật hơn trong việc quản lý. Đừng quên những tài khoản này của các bạn luôn kết hợp với lãi kép. Đừng để tiền nằm đó và không sinh trưởng cho mình.
"Hãy nhớ, tiền không được phép ngủ. Tiền phải phục vụ cho chúng ta", chị Mina Chung nhấn mạnh.
Trong việc quản lý tài chính, nếu duy trì thói quen tiết kiệm và quản lý đúng cách bạn sẽ giúp cuộc sống của mình tốt hơn. Mong rằng những lời khuyên này sẽ giúp cho các bạn dễ dàng hơn khi bắt tay vào quá trình thực hành!
Tổ quốc