MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia tiết lộ người được nhà tuyển dụng đánh giá cao sau buổi phỏng vấn xin việc

11-05-2023 - 13:49 PM | Sống

Chuyên gia tiết lộ  người được nhà tuyển dụng đánh giá cao sau buổi phỏng vấn xin việc

Theo một chuyên gia đã giúp hàng nghìn người có công việc lương cao, để vượt qua các cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cần nhiều hơn một chiếc CV dày đặc kinh nghiệm.

Sho Dewan - người sáng lập và Giám đốc điều hành của Workhap, công ty huấn luyện và đào tạo hướng nghiệp, giúp hàng nghìn người có được công việc mơ ước. Dewan cũng được công nhận là LinkedIn Top Voice về tìm kiếm việc làm và nghề nghiệp, đồng thời anh cũng thường xuyên chia sẻ những lời khuyên về tuyển dụng, lựa chọn nghề nghiệp hàng ngày trên các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn,  Instagram, YouTube và TikTok.

Theo quan sát và trải nghiệm của chuyên gia hướng nghiệp Dewan, những người phỏng vấn xin việc “lão luyện”, có nhiều kinh nghiệm chưa chắc đã được đánh giá cao bằng kiểu người đem đến cho người quản lý tuyển dụng ấn tượng tốt trong và sau cuộc phỏng vấn. 

Đó là bởi nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng thích ứng, mức độ quan tâm đến công việc, thái độ cũng như khả năng giao tiếp của ứng viên với người quản lý tương lai. Thay vì ưu tiên cho nhóm làm việc lâu năm, nhà tuyển dụng có xu hướng chọn người có cá tính phù hợp với công việc và thích hợp để họ làm việc cùng, điều này có thể thể hiện khá rõ ràng trong cách trả lời phỏng vấn.

61b0cfbe3ccc52001859cb61.webp

Sho Dewan. Ảnh: Business Insider

Vậy nên CEO này đã đưa ra một số lời khuyên để bạn gây được ấn tượng tốt về thái độ cầu thị cũng như con người bạn trong buổi phỏng vấn.

1. Đừng quá căng thẳng

Theo Sho Dewan, đúng là bạn nên tham gia cuộc phỏng vấn một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Nhưng hãy nhớ rằng các cuộc phỏng vấn xin việc cũng có thể gây căng thẳng cho nhà tuyển dụng. Để giúp cả hai thoải mái hơn, hãy tập trung vào các cử chỉ, hành động phát triển mối quan hệ tốt với người phỏng vấn bạn.

Nhà tuyển dụng muốn một người có thể làm được việc, nhưng họ cũng muốn một thành viên trong bộ phận khiến họ cảm thấy thoải mái. Cuối cùng, họ đa phần sẽ chọn đi với một người mà họ nghĩ rằng thích hợp để ở bên cạnh 8 giờ một ngày hơn là một ứng viên có nhiều kinh nghiệm.

Để bớt căng thẳng, hãy cố gắng xem cuộc phỏng vấn như một hoạt động tương tác thông thường hàng ngày, giống như bạn đang nói chuyện với một người bạn mới. Nhưng cũng hãy nhớ giữ được sự cân bằng giữa cảm giác tự tin và kiêu ngạo.

2. Đừng tìm câu trả lời soạn sẵn

Không phải tất cả các cuộc phỏng vấn đều bắt đầu bằng câu “Hãy giới thiệu bản thân bạn”. Rất nhiều cuộc phỏng vấn được mở đầu với “Ngày hôm nay của bạn thế nào?” hoặc “Bạn có khỏe không?”. Đây là cơ hội để bạn thể hiện cá tính của mình.

Chuyên gia tiết lộ bí mật đằng sau phỏng vấn xin việc: Người 'lão luyện' nhiều kinh nghiệm hoá ra vẫn không 'đắt giá' bằng kiểu người này - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Hầu hết mọi người sẽ gật đầu đáp lại rằng: “Tôi vẫn ổn, cảm ơn”. Nhưng Dewan khuyến khích bạn hãy thực sự chia sẻ về ngày hôm đó của bạn. Có thể bạn đã đến phòng tập thể dục và đang chuẩn bị cho cuộc chạy marathon. Hoặc bạn vừa nghe một podcast có thông tin mà bạn thích. Bạn cũng có thể gửi cho nhà tuyển dụng đường liên kết podcast sau cuộc phỏng vấn, nó sẽ khiến bạn trở thành ứng viên đáng nhớ hơn. 

Cách bạn nói chuyện cũng rất quan trọng. Nếu bạn tỏa ra sự tích cực và nhiệt tình, năng lượng tốt đó sẽ chuyển sang người phỏng vấn, khiến cuộc trò chuyện ấn tượng hơn.

3. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của lời cảm ơn

Luôn gửi email “cảm ơn” sau cuộc phỏng vấn, lý tưởng nhất là ngay sau buổi phỏng vấn hoặc ngày hôm sau. Bạn hãy viết thật tích cực và ngắn gọn. Đừng quên nhắc nhở họ về những gì bạn đã thảo luận và nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc. 

Đây là một mẫu ví dụ được Dewan đưa ra: 

“Xin chào (tên người quản lý tuyển dụng),

Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã dành thời gian phỏng vấn cho em. Em đã học được rất nhiều điều về (công ty) và em cũng rất vui được biết anh/chị.

Như em đã đề cập, em tin rằng với nền tảng của em từ (công việc trước đây) và (kỹ năng) sẽ có giá trị đối với vị trí công ty đang tìm kiếm vì (lý do). Em mong được tiếp tục cuộc trò chuyện với anh/chị.

Hãy cho em biết nếu quý công ty có thêm câu hỏi cho em. Một lần nữa, em rất biết ơn sự cân nhắc của anh/chị.

Trân trọng!

(Tên của bạn)”

Cử chỉ này sẽ cá nhân hóa sự tương tác của bạn với người quản lý tuyển dụng. Nó không chỉ thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với cơ hội này mà còn củng cố sự quan tâm của bạn đối với công việc và công ty.

Phương Linh

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên