Chuyên gia tim mạch cảnh báo biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim, khuyên nên làm ngay 1 việc
Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn nhịp tim là nguyên nhân dẫn tới đột tử.
- 02-07-20243 loại quả “trường thọ” hạ đường huyết tốt ngang "insulin tự nhiên" cực tốt cho tim mạch, bổ dạ dày: Ở Việt Nam bán rất nhiều
- 24-06-2024Việt Nam có loại củ trường thọ giúp chống ung thư và bệnh tim mạch, tốt cho đủ bộ phận trên cơ thể
- 24-06-2024Việt Nam có 1 loại quả là “thuốc hạ đường huyết tự nhiên”, ép lấy nước uống đều đặn, tốt cho cả tim mạch lẫn xương khớp
Ở nước ta, các bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, hở van tim... là một trong những căn bệnh thuộc nhóm không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Trong đó, rối loạn nhịp tim rất phổ biến nhưng vì triệu chứng không rõ ràng nên nhiều người thường bỏ qua.
Chuyên gia tim mạch cảnh báo biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim
TS.BS Alain Patrice Lebon (Khoa Tim mạch và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội) cho biết, rối loạn nhịp tim có thể gây biến chứng như suy tim, đột quỵ, ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn nhịp tim là nguyên nhân dẫn tới đột tử.
Biểu hiện đặc trưng của rối loạn nhịp tim đó là nhịp tim đập không bình thường, tần số quá nhanh >100 lần/phút hoặc quá chậm <60 lần/phút, hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim nhanh thường gây nguy hiểm nhiều hơn cho người bệnh.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể do các yếu tố bất thường ở tim mạch, đặc biệt xảy ra ở những bệnh nhân bị: bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành, bệnh lý van tim, bệnh cơ tim… Khoảng 1% người bị rối loạn nhịp tim có yếu tố di truyền và hầu hết là những trường hợp nặng.
Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim. Người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hoá như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, bệnh lý về tuyến giáp, lạm dụng chất kích thích, ngừng thở khi ngủ là những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.
Người bệnh khi bị rối loạn nhịp tim có các triệu chứng từ mức độ nhẹ đến nặng, thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, hụt hơi. Một số trường hợp có biểu hiện nặng hơn, xuất hiện cảm giác tim ngừng đập vài giây rồi đập mạnh trở lại, ngất xỉu, đe doạ đến tính mạng. Trong bất kỳ trường hợp nào người bệnh cũng không nên chủ quan, cần phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cần làm gì khi nghi ngờ bản thân bị rối loạn nhịp tim?
Theo TS.BS Alain Patrice Lebon, điều trị nhịp tim chậm có thể dùng thuốc hoặc máy tạo nhịp tim, nhằm hỗ trợ và khôi phục tần số tim cần thiết, hạn chế nguy cơ dẫn tới đột tử.
Điều trị nhịp tim nhanh đa dạng hơn bao gồm bằng thuốc chống loạn nhịp, liệu pháp phế vị, đốt điện, sốc chuyển nhịp. Trong một số trường hợp, các dụng cụ cấy vào cơ thể là cần thiết để chỉ định như máy pacemaker hoặc máy khử rung.
Rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, bệnh vẫn có thể được kiểm soát tốt.
TS.BS Alain Patrice Lebon khuyên rằng: Ngay khi có dấu hiệu bất thường như tim đập nhanh, không đều, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa để kiểm tra tim mạch và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Đồng thời, người bệnh cần kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, không hút thuốc, không uống rượu bia, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao phù hợp, hạn chế căng thẳng, lo âu để có một trái tim khỏe mạnh. Tuỳ theo từng biểu hiện loạn nhịp và tiền sử của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Cách tốt nhất để kiểm soát và phòng biến chứng nguy hiểm của loạn nhịp tim là khám sức khỏe định kì, theo dõi tình trạng tim mạch mỗi 6 tháng - 1 năm để phát hiện các nguy cơ tiềm tàng.
Phụ nữ số