Chuyên gia VNDIRECT: Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ 9% dân số sở hữu ô tô năm 2025, tương đương mức hiện tại của Ấn Độ và Phillipines
Thời gian tới, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng trưởng ổn định, lạm phát và tỷ giá hối đoái được kiểm soát kịp thời, người tiêu dung có thể tiếp cận với tài sản cao cấp như ô tô cá nhân.
- 27-11-2021Bộ GTVT yêu cầu khởi công dự án sân bay Điện Biên trong tháng 1 năm sau
- 26-11-2021Một cá nhân tại Hà Nội nộp 11 tỷ đồng tiền thuế từ kinh doanh thương mại điện tử
- 26-11-2021Nhà tuyển dụng yêu cầu 6 điều này, ứng viên nên 'quay xe'
Theo VAMA, doanh số ô tô trong quý 3/2021 đạt 34.467 chiếc (-50,7% so với cùng kỳ) do các nhà phân phối/đại lý đã phải đóng cửa các cửa hàng để thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt, doanh số bán ô tô trong tháng 8 năm nay chỉ đạt 8.884 chiếc, thấp nhất kể từ năm 2015.
Bên cạnh đó, ngày 15/10/21, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về việc giảm 50% thuế trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước và lắp ráp từ ngày 15/11/21 đến hết ngày 30/05/22. Báo cáo của VNDIRECT mới công bố nhấn mạnh, nhu cầu bị dồn nén và chính sách ưu đãi từ Chính phủ sẽ hỗ trợ cho doanh số ô tô phục hồi trở lại kể từ quý 4/2021-2022.
Các xu hướng định hình thị trường ô tô trong năm 2022-23
Theo đó, báo cáo cũng chỉ ra 5 xu hướng thể hiện triển vọng của ngành ô tô Việt Nam, bao gồm:
1) Xe Hàn sẽ duy trì vị thế số 1 tại thị trường ô tô Việt Nam.
2) Sự lên ngôi của Crossover và SUV.
3) Chính sách ưu đãi của Chính phủ là động lực chính thúc đẩy sự phục hồi của ngành ô tô năm 2022.
4) Xe điện (EV) sẽ trở thành phương tiện phổ biến trong tương lai không xa.
5) "Make in Việt Nam": cơ hội cho VinFast và các doanh nghiệp phụ trợ.
Thị trường ô tô Việt Nam có thể đã chạm đáy trong năm 2020
Tăng trưởng kinh tế và gia tăng tầng lớp trung lưu thúc đẩy tăng trưởng doanh số ô tô. Lượng tiêu thụ ô tô đạt tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2012-16 ở mức 38%, đặc biệt trong năm 2015, lượng tiêu thụ ô tô tăng tới 55% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm nhanh trong giai đoạn 2017-19 do chính sách thuế từ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) trước khi chịu ảnh hưởng nặng nề vào năm 2020 do Covid-19. Theo Bộ Công Thương (MOIT), giá trị của ngành ô tô của Việt Nam đạt 12,2 tỷ USD năm 2020 và dự kiến sẽ đạt CAGR 12,9% giai đoạn 2021-30.
Doanh số ô tô toàn ngành giảm 8% svck. Nguồn: VAMA, VND RESEARCH
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP điều chỉnh của Việt Nam đạt 343 tỷ USD và GPD bình quân đầu người đạt 3.521 USD (+2,91% so với cùng kỳ) năm 2020. Báo cáo VNDIRECT ước tính, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng trưởng ổn định, cũng như lạm phát và tỷ giá hối đoái được kiểm soát kịp thời, giúp người tiêu dung có thể tiếp cận với tài sản cao cấp như ô tô cá nhân.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.688 USD (CAGR 2020-25 đạt 5,8%), đưa Việt Nam vào nhóm các nước có thu nhập cao. Dân số tầng lớp trung lưu Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh trong 10 năm tới, điều này sẽ thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với tất cả các loại hàng hóa cao cấp. Nikkei dự báo tầng lớp trung lưu sẽ chiếm 30,6% dân số Việt Nam năm 2030.
Việt Nam có tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN (CAGR 2018-2020). Nguồn: VNDIRECT
Tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ tăng 17% vào năm 2022. Nguồn: VAMA, World bank, VND RESEARCH
Việt Nam là một trong những quốc gia có sức mua ô tô cá nhân tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua. Song, tỷ lệ sở hữu ô tô trên đầu người vẫn thấp hơn nhiều so với các thị trường khác ở châu Á.
Theo Statista, chỉ 5% dân số Việt Nam sở hữu ô tô vào năm 2020, trong khi con số này ở Thái Lan là 52%. Với dự báo lượng xe bán ra từ giai đoạn 2021-2030 là 14,9%, VNDIRECT dự báo Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ 9% dân số sở hữu ô tô vào năm 2025, tương đương với mức hiện tại của Ấn Độ và Phillipines và 30% vào năm 2030.
Nguồn: STATISTA, VND RESEARCH
Nguồn: OICA, VND RESEARCH