MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia: Xăng dầu tăng giá 'giáng đòn' vào người dân, doanh nghiệp

Với việc xăng dầu tăng giá liên tiếp, theo các chuyên gia kinh tế điều này sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, đánh mạnh vào sản xuất kinh doanh và đời sống.

  • Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích: tác động của việc mới đây Chính phủ quyết định cho tăng giá điện sau 2 năm không tăng lần nào với, lần này giá điện điều chỉnh còn có mức độ không quá cao hợp lý của nó, tất nhiên mức độ bao nhiêu, vừa phải với doanh nghiệp còn phải tính thêm.

Nhưng với mặt hàng xăng tăng 2 lần liên tiếp tổng cộng gần 3.000 đồng/lít, cộng với tác động tăng giá điện sẽ là cú giáng khá nặng nề với doanh nghiệp. Việc giá xăng tăng mạnh sẽ đẩy giá mặt bằng đầu vào lên cao trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thách thức về cạnh tranh. Hiện doanh nghiệp vẫn cạnh tranh bằng giá thấp là chính, giá cả tăng lên, sẽ làm khó khăn cho doanh nghiệp nhiều. Theo bà Lan, năm nay còn có những nhân tố khác

Ví dụ như cuối năm ngoái, tăng thuế môi trường cho xăng dầu, năm nay tăng mức lương cơ bản… cùng nhiều thứ chi phí cộng vào sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp lên rất lớn. Thêm nữa, với mật độ tăng giá xăng liên tiếp thế này, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, mức độ lạm phát.

Bà Lan cũng cho rằng “Mặc dù 2 lần trước tăng giá điện, giá xăng dầu, Bộ Công thương cũng nói là không ảnh hưởng đến lạm phát nhiều nhưng giờ lại tiếp tục thêm “cú” tăng giá xăng dầu nữa, liệu lạm phát có có đứng nổi hay không? Tôi nghĩ rất khó giữ nổi chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát là hệ quả có thể thấy trước được. Khi lạm phát tăng lên sẽ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Từ đó, một lần nữa, thêm chấn động cho doanh nghiệp từ góc độ đó”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, người tiêu dùng chắc chắn bị ảnh hưởng. Khi đầu vào doanh nghiệp tăng lên, giá cả lăng lên, ảnh hưởng đến người tiêu dùng các mặt hàng khác nhau. Chưa kể, người tiêu dùng trực tiếp tiêu dùng điện, xăng dầu. Người tiêu dùng bị mấy tầng tăng giá.

“Tôi cũng không hiểu cách điều hành xăng dầu hiện nay thế nào. Lâu nay, tôi chán không lên tiếng việc này nữa. Rõ ràng điều hành kiểu gì cũng phải tính đến tác động chung, nền kinh tế, tính tới sản phẩm khác nữa, hay quyết định khác nữa của nhà nước. Ví dụ như các kênh khác như kênh tăng phí xăng dầu, các nhân tố khác nữa…, chứ không thể tách riêng xăng dầu ra rồi cứ điều hành theo nhu cầu của xăng dầu rồi bỏ qua các nhân tố khác. Bởi nó đều cộng hưởng với nhau cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và cho người dân”, bà Lan nói.

Còn chuyên gia kinh tế, PGS TS Ngô Trí Long cho rằng: “Với việc giá xăng tăng mạnh liên tiếp, tăng giá cả hàng hóa thời gian tới là tất yếu. Bộ Công Thương khi tăng cũng tính là vòng 1 và vòng 2. Vòng 1 là mặt hàng sử dụng xăng dầu trực tiếp thì tác động, vòng 2 là từ tác động của vòng 1 sẽ lan tỏa đến vòng 2 nghĩa là anh nào tiêu xài như: sắt, thép, xi măng và nguyên liệu sẽ tăng theo. Điều đó không thể tránh khỏi vì trong tháng 4 này 2 lần tăng giá xăng liền, ngoài điện ra thì 2 lần xăng tăng. Chưa kể, giá thịt lợn đã bắt đầu khôi phục lại”.

Theo ông Long, việc giá xăng có tăng trong thời gian tới nữa không là một “ẩn số” rất khó đoán nhưng khả năng lớn phụ thuộc vào nguồn cung, tình hình chính trị. Hiện nay, người ta dự đoán có khả năng đứng hoặc giảm vì Nga tranh thủ giá xăng tăng thì tăng nguồn cung. Đấy là 1 triển vọng. Còn dưới áp lực của Venezuela, Iran, Mỹ yêu cầu như vậy nhưng vẫn sản xuất cung nên giá có thể giảm.

Ông Long cảnh báo, trước tình hình xăng tăng như vậy, thị trường sẽ phức tạp hơn, sẽ tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp.

Theo Ngọc Mai

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên