CII sắp mua thêm một dự án BOT lớn
CII đang thương lượng để mua một dự án BOT lớn, dự kiến sẽ thu phí vào cuối năm nay hoặc giữa năm sau. Công ty chưa tiết lộ tên dự án.
- 13-02-2024“Ngôi sao” Thủ Thiêm CII “nhộn nhịp” trái phiếu đầu năm: Phát hành mới 2.812 tỷ, vừa chi 115 tỷ mua lại trước hạn lô trái phiếu 2019
- 18-01-2024Những pha "khó đỡ" trên sàn chứng khoán 2023: Hapaco lập “giới tinh hoa” để vay tiền cổ đông, CII năn nỉ cổ đông đi họp và những cơn "say giá"
- 08-01-2024Tái khởi động đấu giá đất Thủ Thiêm: Gọi tên những “đại gia” sở hữu đất vàng CII, Phát Đạt, Novaland, Đại Quang Minh, Đất Xanh….
Nội dung chính:
- Dự án BOT đang được CII thương lượng mua từ một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp.
- Dự án được lãnh đạo CII đánh giá tương đương 70 - 80% so với dự án Xa lộ Hà Nội mà công ty đang tiến hành thu phí.
- Các dự án bất động sản vẫn đang tiến hành thủ tục, chưa mang lại nguồn tiền trong năm nay.
Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE: CII) vừa cho biết công ty đang thương lượng để mua một dự án BOT lớn. Dự án đang được tiến hành các giai đoạn cuối cùng, có thể thu phí từ cuối năm nay hoặc giữa năm 2025.
Thông tin được ông Bình công bố tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường tổ chức hôm nay, ngày 27/2/2024, tại TP.HCM.
Ông Bình không tiết lộ chi tiết tên dự án cũng như đối tác chuyển nhượng dự án do hai bên đang trong quá trình thương lượng. Tuy nhiên, người đứng đầu CII cho biết “dự án này rất hay, nằm trên trục đường nối các khu công nghiệp của 5 tỉnh với cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay”.
“Chúng tôi được chủ đầu tư chủ động liên hệ” - ông Bình cho biết.
Về tiềm năng dự án này, ông Bình đánh giá “khoảng 70 - 80% so với dự án Xa lộ Hà Nội”.
Xa lộ Hà Nội đang là một trong 7 dự án BOT mà CII đang quản lý và tiến hành thu phí. Dự án này mang lại cho công ty khoảng 800 tỷ đồng tiền phí mỗi năm. Như vậy nếu tính theo mức phí, dự án mới có thể mang lại số tiền tương đương 500 - 600 tỷ đồng mỗi năm cho công ty. Tuy nhiên, để sở hữu dự án, CII sẽ phải chi một số tiền tương đối lớn hoặc chia sẻ quyền lợi thu phí với chủ đầu tư.
“Đây là nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, họ cần hạ tầng kết nối các khu công nghiệp. Các dự án có quy mô rất lớn gồm cảng biển, khu công nghiệp, hạ tầng BOT… Trong khi họ không có chuyên môn về BOT, nên lựa chọn CII để chuyển nhượng khi dự án hoàn thành” - ông Bình lý giải nguyên nhân chủ đầu tư không giữ lại dự án, mà lựa chọn CII để chuyển nhượng một dự án BOT “ngon lành”.
“Họ cần một đối tác đủ uy tín, khai thác lâu dài” - Tổng giám đốc CII bổ sung.
Trong năm nay, nguồn thu của CII vẫn đến từ thu phí các dự án BOT công ty đang quản lý. Trong những ngày Tết Nguyên Đán vừa qua, mức thu phí theo ngày của công ty có lúc đạt kỷ lục tới 11 tỷ đồng.
Các dự án bất động sản chưa mang lại nguồn thu trong năm 2024.
Về dự án Lagi (Bình Thuận) mà CII và Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) đang triển khai tại Bình Thuận, công ty cho biết vẫn đang được tiến hành. Các dự án bất động sản khác của Năm Bảy Bảy cũng trong tình trạng tương tự, dù có nhiều thuận lợi về pháp lý nhờ Luật đất đai mới có hiệu lực.
Nhịp sống thị trường