MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có 2,4 tỷ đồng, tôi rút hết cho cháu gái thay vì chia cho con ruột: Phản ứng của cháu làm cả nhà sững sờ

01-04-2024 - 13:47 PM | Sống

Có 2,4 tỷ đồng, tôi rút hết cho cháu gái thay vì chia cho con ruột: Phản ứng của cháu làm cả nhà sững sờ

Kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm của cụ bà U70 ở Trung Quốc khiến nhiều người bất ngờ.

Khi về già, ai cũng mong mình có được cuộc sống đủ đầy và viên mãn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đưa ra những kế hoạch phù hợp để cuộc sống an nhàn, sung sướng.

Diễn đàn Toutiao đăng tải câu chuyện của cụ bà Lý Mỹ, năm nay 68 tuổi. Bà có kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm khác so với số đông người cao tuổi. Dưới đây là những chia sẻ của bà, hiện đang nhận được nhiều sự chú ý.

Tôi là Lý Mỹ, năm nay đã gần 70 tuổi, sống ở vùng quê bình yên. Tôi có 3 người con, 2 trai, 1 gái và đều đã trưởng thành, có gia đình riêng. Người con trai đầu lòng của tôi là Lý Cường, hiện đang làm giáo viên ở địa phương. Người con trai thứ là Lý Cương, là 1 y tá giàu kinh nghiệm và con gái duy nhất là Lý Cảnh - cũng là 1 giáo viên.

Hiện tại, cuộc sống của các con đều ổn định nên tôi không phải lo lắng gì nhiều. Suốt cuộc đời, tôi đã làm việc vô cùng chăm chỉ, không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tích lớn trong công việc. Tới khi về hưu, tôi có trong tay 700.000 NDT (2,4 tỷ đồng) tiền tiết kiệm. Tôi gửi số tiền này vào ngân hàng để khi nào có việc cần dùng mới dùng tới. Hàng tháng, tôi chi tiêu bằng số tiền lương hưu 3000 NDT (10 triệu đồng).

Nhiều năm liền, tôi suy nghĩ xem nên sử dụng tiền tiết kiệm của mình ra sao cho hợp lý. Tôi không có ý định để lại tiền cho các con vì chúng có cuộc sống ổn định, đủ ăn đủ mặc. Ngẫm lại, tôi có 1 người cháu ngoại, là con của Lý Cảnh, tên là Lý Nhược Nhược. Hồi Lý Nhược Nhược còn nhỏ, tôi là người nuôi nấng và chăm sóc để Lý Cảnh tập trung kiếm tiền. Có lẽ bởi vậy, tình cảm bà cháu của tôi và Lý Nhược Nhược lúc nào cũng sâu đậm.

Có 2,4 tỷ đồng, tôi rút hết cho cháu gái thay vì chia cho con ruột: Phản ứng của cháu làm cả nhà sững sờ- Ảnh 1.

Cụ bà thân thiết với cháu gái. Ảnh minh họa: Internet

Cho tới khi học cấp 3, Lý Nhược Nhược mới không sống cùng tôi nữa. Tuy vậy, cháu vẫn thường xuyên hỏi han, về thăm tôi mỗi khi có thời gian. Hiện tại, Lý Nhược Nhược đã kết hôn nhưng cuộc sống không mấy khá giả. Cả cháu gái tôi và cháu rể đều làm công việc chân tay vất vả, lại chẳng kiếm được bao nhiêu.

Thấy cháu vất vả, tôi có ý định sẽ để lại số tiền tiết kiệm của mình cho cháu. Trong ngày đại gia đình tụ họp, tôi nói ra quyết định của mình nhưng bị các con phản đối. Chúng cho rằng quyết định này là không hợp lý và quá thiên vị. Các con tôi thậm chí còn kể lể hoàn cảnh của họ, cho rằng họ cũng chẳng sung sướng hay giàu sang. Có người còn chất vấn tôi tại sao không có ý định để lại tài sản cho con cái mà lại gửi cho cháu.

Nghe mọi người tranh luận, Lý Nhược Nhược cũng có vẻ buồn. Cuối cùng, Nhược Nhược lên tiếng: “Trước hết, con cảm ơn bà vì luôn yêu thương con. Thế nhưng sống trong hoàn cảnh nào thì con phải chịu hoàn cảnh đó. Con cũng không muốn nhận số tiền tiết kiệm của bà vì con nên tự lập, tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình”.

Nghe xong, các con tôi đều đồng thuận rằng nên chia số tiền tiết kiệm ấy cho chúng. Tôi lặng người, không nói lời nào, bỏ ngỏ câu chuyện ở đó.

Sau khi các con về hết, tôi gọi Lý Nhược Nhược tới và nói chuyện riêng với cháu. Sai lầm của tôi chính là để các con biết về ý định của mình. Nhưng cũng nhờ đó, tôi biết rằng các con đều bận tâm tới số tiền tiết kiệm của tôi và bị vấn đề này chi phối.

Có 2,4 tỷ đồng, tôi rút hết cho cháu gái thay vì chia cho con ruột: Phản ứng của cháu làm cả nhà sững sờ- Ảnh 2.

Cụ bà vẫn giữ quyết định để lại tiền cho cháu gái dù nhiều người phản đối. Ảnh minh họa: Internet

Tôi vẫn quyết định để lại số tiền tiết kiệm này cho cháu gái. Tôi viết di chúc, chỉ để tên Lý Nhược Nhược và không cho ai biết thêm về điều này. Tôi cũng nhận ra nhiều bài học sau câu chuyện mình trải qua. Về vấn đề tiền bạc, tôi sẽ hạn chế nhắc với nhiều người.

Khi về già, chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề tiền bạc để tránh sống trong khổ sở. Đôi khi tiền bạc cũng là phép thử đối với nhiều người nên chúng ta cần trao niềm tin đúng chỗ để tránh hối hận về sau.

Huyền Giang

Phụ nữ số

Trở lên trên