Có 3 loại rau “cho tiền” cũng không nên ăn cố, kẻo có ngày nội tạng nát bấy: Loại số 2 là đặc sản nhiều người săn lùng ráo riết
Trong chế độ dinh dưỡng, rau xanh là một thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên chúng ta tuyệt đối không nên "ăn bừa", tráng gây tổn hại cho cơ quan nội tạng và sức khỏe về lâu dài.
- 08-01-2022Người Nhật sống thọ nhất thế giới: 3 loại thức ăn họ không đụng tới trong khi nhiều người Việt lại rất khoái khẩu, tránh thật xa ung thư sẽ không tìm đến
- 08-01-20225 loại thực phẩm không thể ăn tươi, hơi héo héo, cũ cũ đôi khi lại an toàn và tốt cho sức khỏe hơn
- 07-01-20223 loại rau quả là "bể chứa" axit oxalic, càng ăn càng tăng nguy cơ mắc sỏi thận: Không may đó đều là món ngon ai cũng yêu thích
Nhiều người quan niệm rằng, cuộc sống ấm no là cuộc sống có “cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày”. Trong đó, “lương thực là của trời cho”, chúng cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì các hoạt động bình thường của con người.
Xã hội càng phát triển, nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe ngày được nâng cao. Nhiều người cho rằng, việc ăn nhiều rau quả có chứa chất xơ và vitamin sẽ tốt cho cơ thể hơn việc “ưu ái” các loại thịt, chất đạm hay protein trong các bữa ăn.
Không thể phủ nhận lợi ích mà các loại rau đem lại. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng an toàn. Có những món rau không có lợi cho sức khỏe và đường tiêu hóa nếu ăn thường xuyên.
Dạ dày là phần trong cơ quan tiêu hóa và tương đối dễ bị tổn thương. Các thói quen ăn uống không đúng cách, thiếu khoa học và điều độ, dẫn đến các bệnh lí về dạ dày. Một khi cơ quan này bị tổn thương, chúng ta sẽ cảm nhận những cơn đau kéo dài, thậm chí có thể gây ra các biến chứng như ung thư.
Để bảo vệ dạ dày cũng như các cơ quan trong cơ thể, bên cạnh việc ăn nhiều rau xanh, chúng ta cũng cần chú ý chọn lọc những món ăn lành mạnh. Để hạn chế rủi ro, tốt nhất mọi người nên tránh xa những loại rau sau đây:
1. Rau gần nhà máy
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta còn chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp nặng. Dù đã những biện pháp tăng cường kiểm soát đối với ngành này, nhưng hoạt động của nền kinh tế quốc dân không thể tách rời các nhà máy.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Các nhà máy phục vụ cho hoạt động công nghiệp nặng chiếm nhiều diện tích đất và thường nằm ở các làng quê hay vùng đất ngoại thành.
Nhiều người dân đã trồng rau trên bãi đất trống gần nhà máy vì họ cho rằng, rau được trồng ở những nơi này sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, hoạt động tưới tiêu cho rau màu sẽ được lấy ở nguồn nước gần đó, thường là nước thải của các nhà máy và nguy cơ ô nhiễm rất cao.
Rau trồng trong môi trường này lâu ngày sẽ chứa một số chất độc hại, không tốt cho sức khỏe vì có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày của người ăn.
2. Rau rừng
Ngày nay, nhiều người thường tìm đến các loại rau rừng – rau mọc dại tự nhiên. Vì số đông quan niệm chúng không chứa các loại hóa chất hay thuốc trừ sâu như các loại rau trồng ở đồng bằng. Bên cạnh đó, rau rừng còn là một loại đặc sản được nhiều người yêu thích.
Tuy vậy, không phải loại rau rừng nào cũng có thể tự tin ăn được. Chúng ta chỉ nên ăn các loại rau an toàn khi biết rõ về chúng và đã được nhiều người sử dụng. Một số loại rau rừng dù có hình dáng đơn giản, bắt mắt nhưng chưa được tìm hiểu kĩ thì không nên ăn.
Vì chúng có thể chứa các chất độc, nhẹ thì ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa, nặng thì gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ở gần các nhà máy hay các khu công nghiệp, trên các bãi đất trống cũng có một số loại rau mọc dại. Tuy nhiên, loại rau này có thể chứa một số chất độc, nếu ăn chúng một cách thường xuyên sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Rau bị phun thuốc bảo quản
Khi chọn mua một số loại rau lá xanh, nhiều người sẽ chọn những loại rau có màu xanh non hay xanh lục nhìn rất bắt mắt. Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức cảnh giác vì những loại rau này có thể đã bị phun một số chất bảo quản.
Những chất bảo quản này có chứa các thành phần hóa học như đồng sunfat, khi ăn chất này vào cơ thể sẽ gây bào mòn niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu như buồn nôn.
Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường sau đây, có thể là triệu chứng của các bệnh lý dạ dày, nên đi khám càng sớm càng tốt.
1. Cân nặng sụt giảm
Đường tiêu hóa hoạt động kém có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không đủ chất ở một số người. Cơ thể không được bổ sung các chất dinh dưỡng đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng nhẹ cân. Tuy nhiên, nếu cân nặng bị sụt giảm mạnh hoặc nhanh trong thời gian ngắn, đừng chủ quan, hãy đến bệnh viện kiểm tra để cảnh giác với sự xuất hiện của ung thư dạ dày.
2. Xuất hiện khối u ở bụng
Thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ dễ dẫn đến các bệnh lý về dạ dày. Đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì cơ hội khỏi bệnh sẽ cao.
Nếu chúng ta chần chừ không chữa dứt điểm, hoặc các bệnh lý này tái đi tái lại nhiều lần, có thể kéo theo ung thư dạ dày.
Đặc biệt, khi nhận thấy có khối u bất thường ở bụng thông qua việc sờ, nắn, đừng chủ quan. Nếu ấn vào khối u đó có cảm giác đau, hãy đến bệnh viện khám dạ dày càng sớm càng tốt.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Trào ngược axit, ợ chua
Nhiều người thường cảm thấy ăn không ngon, khó chịu ở vùng cổ họng hoặc buồn nôn sau khi ăn. Nguyên nhân là do sự bài tiết của dạ dày giảm, nhu động dạ dày (những làn sóng co bóp lan từ vùng thân đến vùng hang dạ dày, khoảng 15 - 20 giây một lần, có tác dụng nghiền nhỏ và trộn đều thức ăn với dịch vị) chậm hơn, do đó không thể tiêu hóa và hấp thụ kịp thức ăn đã vào.
Tình trạng này có thể dẫn đến trào ngược thức ăn, gây ra các biểu hiện ợ chua và trào ngược axit lên thực quản. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày hàng ngày, kể cả khi chưa xuất hiện các bệnh lý, để giảm bớt sự kích thích của dạ dày.
“Món ăn bổ dưỡng dạ dày tự nhiên” đã được công nhận, giúp cải thiện cảm giác chán ăn, tăng cường nhu động dạ dày:
1. Quả bí ngô
Bí ngô là thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin và pectin. Pectin là chất dễ hấp thụ và có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tình trạng bị kích ứng, ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Các chất được tiết ra từ quả bí ngô hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, vỏ của quả bí ngô chứa nhiều caroten và vitamin, nếu ăn cả vỏ sẽ bổ dưỡng hơn.
2. Củ cà rốt
Cà rốt được mệnh danh là “tiểu nhân sâm”, rất giàu caroten tan trong chất béo, vitamin và anthocyanin có tác dụng làm ấm dạ dày, bồi bổ tỳ vị, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn sống, cà rốt rất khó tiêu hóa. Vì vậy, cách tốt nhất là nên luộc chín cà rốt hoặc nấu cùng các món cháo.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Khoai mỡ
Khoai mỡ hay khoai tím, được mệnh danh là “sâm ngọc linh” vì chúng rất giàu polysaccharide, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, rất thích hợp cho người tỳ vị hư yếu, ăn không ngon miệng. Khoai mỡ có chứa các enzym tiêu hóa tinh bột, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy, phân loãng.
Khoai mỡ có tác dụng cầm tiêu chảy, tuy nhiên cần được sử dụng một cách hợp lý. Người bị táo bón nên ăn với lượng nhỏ, không nên ăn quá nhiều khoai mỡ cùng một lúc vì chúng sẽ gây ra phản tác dụng.
4. Đậu bắp
Đậu bắp là loại rau ít chất béo, ít protein và tốt cho sức khỏe. Ăn đậu bắp đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng như viêm dạ dày, loét dạ dày và chứng khó tiêu. Tuy nhiên, đậu bắp là loại thực phẩm có tính hàn, những người bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy thì không nên ăn nhiều.
Chúng ta cần quan tâm đến chế độ ăn uống của mình cho hợp lý, khoa học, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao. Sau khi ăn, chúng ta có thể thực hiện một vài động tác xoa bụng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng, hãy đi khám và điều trị kịp thời khi chúng còn là các triệu chứng.
Theo Toutiao