Có 3 tỷ đồng tiết kiệm, ở nhà con trai gần 2 năm, vợ chồng U75 quyết sống riêng, không vào viện dưỡng lão
Đối với ông bà Trần (Trung Quốc), cuộc sống ở trong chính căn nhà của mình là niệm hạnh phúc của tuổi già.
- 31-10-2023Nhận 1 cuộc gọi, chỉ sau 5 phút, người phụ nữ 58 tuổi bị ‘bốc hơi’ toàn bộ 1,2 tỷ đồng: Thủ đoạn tinh vi không tưởng của nhóm tội phạm hơn 100 đối tượng
- 26-10-2023Giữa cuộc ‘săn đầu người’ khốc liệt, CEO Việt kiều Pháp tiết lộ một yếu tố để lọt vào ‘mắt xanh’ của những nhà tuyển dụng ở Cốc Cốc
- 17-10-2023“Bạn chọn tự xây ước mơ hay đi xây ước mơ của người khác?”: Câu trả lời của sếp Hiếu đã tiết lộ cách từ nhân viên thăng tiến lên Phó tổng Giám đốc công ty lớn
Khi nhắc về tuổi già, đa số các cụ ông, cụ bà đều cho rằng nên sống với con cái. Một số người lại chọn vào viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi cho rằng đây không phải là cách phù hợp với họ.
Như ông Trần (Trung Quốc), một cụ ông 70 tuổi khẳng định: “Về già, không phải trông cậy vào con cái hay vào viện dưỡng lão, tôi tin rằng cách sống thoải mái nhất là được ở một mình trong chính căn nhà của mình”.
Chia sẻ thêm ông Trần cho biết vợ chồng ông đã nghỉ hưu được 15 năm. Tổng lương hưu hàng tháng của 2 vợ chồng khoảng 12.000 NDT (khoảng 40 triệu đồng). Chi tiêu có kế hoạch, kể từ khi đi làm cho đến sau này nghỉ hưu, 2 người tiết kiệm được khoảng 900.000 NDT (khoảng 3 tỷ đồng). Người đàn ông này cho biết nhờ vững về tài chính nên họ không quá lo lắng khi gặp bất kỳ biến cố nào.
Tuy nhiên, khi tiết kiệm được nhiều tiền, ông Trần vấp phải những lời đàm tiếu của mọi người. Một số người cho rằng nhiều tiền như vậy tại sao không sống viện dưỡng lão chẳng phải sung sướng hơn. Dẫu vậy, vợ chồng ông Trần luôn cho rằng sống tự do trong căn nhà của mình vẫn là thoải mái nhất.
Cuộc sống cùng các con chẳng như mơ
Ông cho biết, vào năm thứ 3 sau khi về hưu, con trai cả có mua một căn nhà lớn. Các con đề xuất đón ông bà Trần về ở cùng để tiện chăm sóc. “Cho đến khi dọn về ở cùng, chúng tôi mới nhận thấy cuộc sống cùng các con là không phù hợp với mình. Thay vì đến để gần gũi với con cháu hơn và nghỉ ngơi tuổi già, chúng tôi lại trở thành bảo mẫu dọn việc nhà, chăm sóc cháu”, ông bộc bạch.
Khi mới đến nhà con trai, vợ chồng ông Trần dường như không phải làm gì. Các con đối xử với bố mẹ rất hiếu thảo. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi chuyện dần khác. Mặc dù, các con luôn dặn bố mẹ phải nghỉ ngơi và không cần làm. Nhưng nhìn thấy các con đi làm về khi trời đã tối muộn. Ở nhà rảnh chân, rảnh tay nên hai ông bà chủ động nấu cơm, dạy cháu học bài. Thấy các con đi làm về đã mệt, 2 người cũng làm luôn việc quét dọn nhà cửa.
“Dần dần, vợ chồng tôi đảm nhận công việc bếp núc, mua bán, nấu nướng, chăm sóc cháu từ bữa ăn đến giấc ngủ”, ông Trần nói.
Dẫu chỉ là công việc hàng ngày nhưng do tuổi đã cao nên vợ chồng ông Trần cũng khá mệt mỏi. Đặc biệt việc đón cháu, ông phải mất hơn 1h30 do giờ tan tầm nên cung đường khá tắc nên tốn nhiều thời gian.
Hơn nữa, từ khi có bố mẹ sang sống cùng, vợ chồng anh con trai luôn ỷ lại. “Chúng nói không muốn vợ chồng tôi làm quá nhiều việc nhưng ngày nào cũng nhờ giúp việc này việc kia. Dẫu đây không phải là công việc vất vả. Nhưng tôi cảm thấy các con không bao giờ hài lòng về việc vợ chồng tôi đã làm”, ông Trần chia sẻ.
Cuộc sống trong căn nhà của mình vẫn thoải mái nhất
Cứ như vậy, chưa đầy 2 năm, hai vợ chồng ông chuyển về nhà riêng và chọn sống độc lập. Ông cho biết người già với người trẻ khác nhau về quan điểm sống nên không tránh được những tranh cãi. Nên trước khi có những mâu thuẫn xảy ra, bố mẹ và con cái nên có không gian riêng. Người đàn ông này tin rằng việc thỉnh thoảng các con về thăm bố mẹ, hỏi han đôi ba câu sẽ giúp mối quan hệ bền lâu hơn.
Sau khi dọn về nhà, một vài người hàng xóm khuyên vợ chồng ông Trần vào viện dưỡng lão để có người chăm sóc. Tuy nhiên, ông từ chối việc này. Về dịch vụ chăm sóc, ông đánh giá rất tốt. Song ông cho rằng việc sống xung quanh toàn người già khiến bản thân cảm thấy thiếu sức sống. Thêm nữa, ông cho rằng việc sống chung cùng người lạ có tính khí khác nhau khá phức tạp. Nên vợ chồng ông khẳng định không đâu bằng nhà mình.
“Ở nhà của mình chúng tôi được sống theo cách mình muốn, ăn những gì mình thích. Vợ chồng tôi có thể đến nhà hàng nếu muốn đổi khẩu vị. Khi buồn chán, chúng tôi có thể hẹn bạn bè đến nhà chơi, tổ chức đi du lịch cùng nhau. Hai vợ chồng tôi sống riêng sẽ không phải nhìn mặt ai để sống. Đây chẳng phải là một loại hạnh phúc khi về già sao?”, ông khẳng định.
Ông Trần khẳng định rằng sau này già đi cũng không thay đổi ý định ban đầu là vào viện dưỡng lão hay dựa dẫm vào con cái. “Chúng tôi vẫn sống trong nhà của mình. Khi sức khoẻ kém cần người chăm sóc, chúng tôi sẽ thuê người đến nhà hỗ trợ. May mắn có khoản tiền tiết kiệm nên chúng tôi an tâm hơn về những năm tháng cuối đời”, ông nói.
Phụ nữ số