Cô bé 14 tuổi đã mắc hội chứng thường gặp ở những người khoảng 30 tuổi, cứ uống nước vào là no, ăn vào là nôn ói
Tiểu Kỳ nhập viện trong tình trạng cứ uống nước liền có cảm giác no, chướng bụng, ăn vào là nôn ói, đau bụng.
- 28-06-2020Nếu đang ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày thì nên cẩn thận vì có thể bạn đang gặp phải những vấn đề sức khỏe sau
- 26-06-20204 dấu hiệu chứng tỏ bạn là người có sức khỏe tốt, tuổi thọ chắn chắn sẽ rất cao
- 26-06-2020Chỉ cần thực hiện đều đặn 1 việc đơn giản này mỗi ngày, bạn đã có thể sở hữu cơ thể khỏe mạnh
Bác sĩ Hướng Khai Mẫn, bệnh viện The Third Xiangya Hospital of Central South University, mới đây chia sẻ về trường hợp Tiểu Kỳ (14 tuổi) sống tại Trung Quốc. Tiểu Kỳ nhập viện trong tình trạng uống nước liền có cảm giác no, chướng bụng, ăn vào liền nôn ói, đau bụng. Được biết tình trạng này kéo dài hơn 20 ngày rồi.
Bác sĩ Hướng Khai Mẫn cho biết: "Bệnh nhân mắc căn bệnh hiếm gặp là hội chứng động mạch mạc treo tràng trên. Người bình thường khi thức ăn vào khoang miệng sẽ xuống đến dạ dày, tá tràng, nhưng trường hợp của bệnh nhân là tá tràng bị động mạch chèn ép khiến thức ăn không thể đi xuống, dẫn đến tình trạng đau bụng, buồn nôn.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể ăn cháo, tình trạng hồi phục tốt. Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên thường xảy ra ở những người khoảng 30 tuổi, có thân hình cao, gầy, dinh dưỡng mất cân bằng".
Trường hợp của bệnh nhân là tá tràng bị động mạch chèn ép khiến thức ăn không thể đi xuống.
Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên - superior mesenteric artery syndrome (SMA) là bệnh lý do bất thường vị trí hệ thống mạch máu ổ bụng. Bệnh đặc trưng bởi sự chèn ép đoạn thứ ba của tá tràng, giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Biểu hiện của hội chứng động mạch mạc treo
Hội chứng bao gồm các triệu chứng: Cảm giác no sớm, buồn nôn, nôn mửa, đau như dao đâm ngay sau khi ăn do tá tràng bị đè nén và phải tăng nhu động để đền bù, chướng bụng hay bụng biến dạng, ợ hơi, đau bụng, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng nặng, không tăng cân, thể trạng gầy yếu, gù vẹo cột sống, ưỡn cột sống, giảm chất béo trong cơ thể, hạch bạch huyết phì đại, có khối u sau phúc mạc.
Bệnh tạo thành một vòng luẩn quẩn. Chán ăn là dấu hiệu phổ biến ở các bệnh nhân bị hội chứng SMA mạn tính. Các triệu chứng thường thuyên giảm khi bệnh nhân nằm nghiêng bên trái. Ngược lại, các triệu chứng thường trầm trọng hơn nằm khi nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa.
Các biến chứng của hội chứng động mạch mạc treo
Hội chứng SMA có tỷ lệ tử vong khoảng 1/3. Nếu chậm trễ trong chẩn đoán hội chứng SMA có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cấp gây tử vong, mất nước, thiểu niệu, bất thường điện giải, hạ kali máu, vỡ dạ dày cấp tính hoặc thủng ruột do thiếu máu mạc treo tràng trên kéo dài, giãn dạ dày, xuất huyết tiêu hóa ở đường tiêu hóa trên, sốc giảm lưu lượng máu, viêm phổi sặc, trụy tim mạch đột ngột do tăng tốc độ của dòng máu chảy trong SMA bởi góc mạc treo giảm.
Vì vậy, việc hiểu biết về hội chứng này giúp ích rất nhiều cho công tác phát hiện và điều trị kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Theo Ettoday
Nhịp Sống Việt