Có “các vùng xanh” trên thế giới mà người ta thọ tới 100 tuổi, các chuyên gia nói rằng hai điều này là bí mật để họ sống lâu hơn
"Các vùng xanh" là những khu vực của thế giới, nơi con người sống lâu hơn đáng kể. Ở các vùng này, chúng ta có thể tìm thấy những người thọ 80, 90, hay 100 tuổi và thậm chí một số người sống trên 100 tuổi (có người đã lên đến 110 tuổi).
- 25-12-2017Bác sĩ tốt nhất chính là bản thân: 4 nguyên tắc dưỡng sinh giúp sống thọ bạn nên biết sớm
- 23-12-20173 dấu hiệu chỉ có ở người trường thọ: Bạn thử xem mình có không?
- 22-12-20176 thói quen không ngờ giúp kéo dài tuổi thọ đáng kể
Các khu vực này được đặt tên là "các vùng màu xanh" sau khi nhà dân số học người Bỉ Michel Poulain và bác sĩ người Ý Gianni Pes khám phá một quần thể có đặc điểm như vậy trong vùng Barbaglia (Sardinia, Italy) và họ đánh dấu vùng này bằng mực xanh dương. Sau đó, nhà nghiên cứu Mỹ Dan Buettner bắt tay vào một dự án nhằm xác định các khu vực khác có tuổi thọ cao.
Ông tìm thấy bốn khu vực khác nhau. Đây cũng được gọi là "vùng xanh": Okinawa (Nhật Bản), Icaria (Hy Lạp), Loma Linda (California) và bán đảo Nicoya (Costa Rica). Trong tất cả các lãnh thổ này, có một tỷ lệ lớn người dân sống thọ và mỗi khu vực đều đặc trưng bởi các đặc điểm cụ thể có liên quan đến tình trạng đó.
Bán đảo Nicoya của Costa Rica là nơi có cộng đồng người lớn tuổi thứ hai trên thế giới.
Khu vực Barbaglia, nằm ở vùng núi Sardinian, là nơi tập trung những người sống đến trăm tuổi đông nhất thế giới. Đảo Okinawa là nơi sinh sống của những phụ nữ cao tuổi nhất trên trái đất. Icaria - một hòn đảo nằm ở biển Aegean - có dân số sống lâu với mức độ suy yếu, giảm thiểu trí tuệ thấp nhất. Loma Linda là quê hương của một cộng đồng những người Cơ Đốc giáo, có tuổi thọ dự tính vượt quá 10 tuổi so với tuổi thọ trung bình của Mỹ. Và ở Nicoya, chúng ta có thể tìm thấy cộng đồng người lớn tuổi thứ hai trên thế giới.
Bí mật đằng sau hiện tượng sống thọ này là gì? Bí mật của "các vùng màu xanh", nơi có rất nhiều người sống đến 100 tuổi là như thế nào?
Một nhóm gồm nhiều chuyên gia (bác sĩ, nhà nhân chủng học, nhà nhân khẩu học, nhà dinh dưỡng học, chuyên gia dịch tễ học) do Dan Buettner dẫn đầu đã nhiều lần đi đến các vùng xanh khác nhau. Họ đã xác định 9 yếu tố chung giúp kéo dài tuổi thọ, có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống:
1. Hoạt động thể lực mạnh mẽ và đều đặn hàng ngày. Quan niệm lối sống ít vận động không được biết đến đối với người dân sống ở những vùng này
2. Có một "ikigai" - một từ tiếng Nhật (Okinawa) có nghĩa như là “mục đích sống” của chúng ta, hay chính xác hơn, là lý do tại sao chúng ta thức dậy mỗi sáng.
3. Giảm căng thẳng, một yếu tố có liên quan chặt chẽ đến hầu hết các bệnh liên quan đến lão hóa. Giảm căng thẳng có nghĩa là làm gián đoạn tốc độ bình thường của cuộc sống hàng ngày để dành thời gian cho các hoạt động xã hội khác. Chẳng hạn, ngủ trưa trong lối sống của người dân vùng Địa Trung Hải, cầu nguyện trong trường hợp người Cơ Đốc giáo, mời trà của phụ nữ ở Okinawa,...
4. "Hara hachi bu" - một lời dạy Nho giáo có nghĩa là chúng ta không nên tiếp tục ăn cho đến khi chúng ta no, chỉ cần ăn vừa đầy 80% sức ăn mà ta có thể ăn được.
5. Ưu tiên một chế độ ăn uống có nhiều sản phẩm từ thực vật. Thịt, cá và các sản phẩm từ sữa cũng được tiêu thụ, nhưng với số lượng thấp hơn.
6. Tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn, điều này khẳng định một điều rằng những người uống rượu vừa phải sống lâu hơn những người không uống rượu .
7. Tham gia vào các nhóm xã hội thúc đẩy thói quen lành mạnh.
8. Tham gia vào các cộng đồng tôn giáo với các thông lệ tôn giáo phổ biến.
9. Xây dựng và duy trì mối quan hệ vững chắc giữa các thành viên trong gia đình: cha mẹ, anh chị em, ông bà và những người khác.
Tóm lại, chín yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ trên có thể được tổng hợp chỉ trong hai yếu tố chính:
Thứ nhất, duy trì một lối sống lành mạnh - có nghĩa là tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng, bổ sung các sản phẩm chủ yếu từ thực vật trong chế độ ăn uống, ăn vừa đủ và không uống đồ uống có cồn quá nhiều.
Thứ hai, tích cực tham gia vào các nhóm thúc đẩy và hỗ trợ việc "thực hiện tốt": gia đình, các cộng đồng tôn giáo, các nhóm xã hội,... Mỗi người đều phải có "ikigai" riêng của mình, nghĩa là "lý do để sống". Có một "ikigai" cá nhân, nhưng cũng cần có một "ikigai" chung đặt ra các mục tiêu cho mỗi cộng đồng cũng như những thách thức để vượt qua để đạt được chúng.
Lối sống này có nghĩa là sống tốt hơn và lâu hơn. Tuổi thọ có thể được xác định bởi di truyền học, nhưng nó cũng là một cái gì đó có thể tự mình tạo ra, điều này có thể thấy rõ trong ví dụ của cư dân ở các vùng màu xanh lam.
Theconversation