MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có công việc tốt là có hạnh phúc, vậy tại sao chốn công sở lại là “địa ngục” cảm xúc của nhiều người?

21-03-2019 - 12:35 PM | Sống

Bạn sẽ trả lời thế nào khi được hỏi “Đi làm có vui không”? Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào thời gian được hỏi nhưng nhìn chung mọi người đều trả lời là khá hài lòng với công việc cũng như có mục tiêu rõ ràng. Nhưng thực sự ít người cảm thấy hạnh phúc khi ở nơi làm việc.

Liệu đó có thực sự là điều sâu kín trong lòng họ?

Hầu hết các cuộc khảo sát về niềm vui, niềm hạnh phúc này đều yêu cầu mọi người suy nghĩ và đánh giá lại về trải nghiệm của bản thân trong những ngày gần đây. Khi thực hiện các cuộc khảo sát này, người ta có xu hướng đặt cảm xúc tích cực hoặc sự hài lòng chung với cuộc sống lên trên và chi phối những câu trả lời chi tiết.

Thông qua những nghiên cứu này, người ta chỉ ra những công việc làm công ăn lương đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Có công việc là có hạnh phúc. Thất nghiệp – ngược lại, dẫn đến sự suy giảm hạnh phúc và đánh mất mục tiêu sống. Vì có công việc nghĩa là có thu nhập và từ đó thực hiện được những mục tiêu cuộc sống nên nhiều người cảm thấy chúng đáng giá, là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Nhưng một ứng dụng tên Mappiness đã chỉ ra điều khác biệt so với những nghiên cứu "truyền thống" kia. Ứng dụng này cho phép người dùng ghi lại cảm xúc của họ qua điện thoại thông minh, ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ứng dụng đã bắt đầu từ tháng 8/2010 và đến nay đã thu nhận hàng chục nghìn người tải xuống cũng như sử dụng. Người dùng được làm một cuộc khảo sát ngắn một cách ngẫu nhiên ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, dù đang ở nhà hay đang đi làm, đang ở với ai, đang vui hay buồn…

Bằng cách này, Mappiness đã ghi nhận vô vàn các phản ứng khác nhau của người  dùng ở mọi tình huống trong cuộc sống. Cùng với việc đưa ra các câu hỏi cho người dùng trả lời, ứng dụng cũng đồng thời định vị khách hàng và tính toán thời gian trung bình mỗi cuộc khảo sát được hoàn thành. Nó cũng ghi lại thời gian chênh lệch giữa các câu trả lời, từ đó “nhận diện” đó là phản ứng tức thời, ngẫu nhiên hay cần cân nhắc, tính toán.

So với cách khảo sát truyền thống, Mappiness có lợi điểm hơn về tính tức thời. Cảm xúc mà người  dùng ghi nhận sẽ là ngay lúc đó chứ không phải hồi tưởng. Và thật lạ là nó cho kết quả khác hẳn so với các nghiên cứu truyền thống.

Theo đó, làm việc được xếp hạng hạnh phúc thấp hơn hẳn 39 hoạt động khác, thậm chí còn kém hơn cả việc bị ốm, bệnh. Mức độ hạnh phúc của những người thất nghiệp cũng chỉ kém những người làm công ăn lương 7-8%, con số không quá cao như khảo sát truyền thống chỉ ra.

Chính xác là, một người nhân viên cảm thấy vui hay buồn chán phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh. Tùy vào nơi làm việc (tại nhà, tại công ty hay quán café); tùy vào người đồng nghiệp; tùy thời gian ngày hay đêm… mà cảm giác hạnh phúc sẽ có những thay đổi đáng kể.

Có công việc tốt là có hạnh phúc, vậy tại sao chốn công sở lại là “địa ngục” cảm xúc của nhiều người? - Ảnh 1.

Nhưng bạn có thắc mắc tại sao có công ăn việc  làm, có tiền lương để chi tiêu lại cảm thấy kém hạnh phúc vậy không? Đó là do sự lo lắng, căng thẳng trong công việc gây ra. Dù tiền có thể giải quyết được nhiều vấn đề phiền muộn trong cuộc sống cũng như phản ánh được ý nghĩa, giá trị cuộc sống của người đó. Nhưng nó đồng thời gây ra một áp lực vô hình không ai có thể tránh khỏi khi đối mặt lúc làm việc. Dù bạn có vừa làm việc vừa tâm sự trò chuyện với bạn bè thì cảm xúc ngay tại lúc đó cũng vẫn có sự tiêu cực nhất thời.

So với làm việc, chúng ta thường thích làm gì đó khác hẳn. Đó là lý do vì sao các nhà kinh tế từ lâu đã đưa ra giả thuyết rằng hiệu quả công việc  phụ thuộc vào số tiền được trả - và tại sao mọi người có thể bỏ ra nhiều thời gian, công sức hơn khi được nhận mức lương cao hơn.

Minh Ngọc

Theconversation

Trở lên trên