"Cò đất" cắm bảng quy hoạch giả để thổi giá đất
Với chiêu trò cắm bảng quy hoạch giả, các "cò đất" sẽ bắt tay nhau thổi giá, đưa người dân vào tròng để trục lợi.
- 13-04-2022Shark Hưng: Đất nền sốt lên là thị trường BĐS đã bão hòa, giống chứng khoán giai đoạn 'từ sinh viên đến bà bán rau cũng bàn chuyện cổ phiếu'
- 12-04-2022Giữa làn sóng sốt đất xình xịch, loại hình BĐS này tưởng bị bỏ quên nhưng vẫn hái ra tiền cho nhà đầu tư
- 11-04-2022Thị trường bất động sản nhiễu loạn: Sốt đất thật ít, “sốt ảo” nhiều
Sáng 13-4, một lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ cử lực lượng chức năng của huyện làm rõ vụ việc " cò đất " cắm bảng giả quy hoạch để thổi giá đất tại xã Hòa An.
Những tấm bảng được cắm dọc tuyến đường nhằm tung tin quy hoạch
Theo báo cáo của UBND xã Hòa An (huyện Krông Pắk), hiện nay trên địa bàn xã xuất hiện một số đối tượng (chưa rõ lại lịch) tự ý cắm các bảng quy hoạch giả dọc một số tuyến đường, nhằm tung tin đồn về quy hoạch để thổi giá đất nhằm trục lợi.
Các q"cò đất" bắt tay tung tin đồn mở rộng đường, mở rộng đô thị
Cụ thể, tại trục đường thôn 6B (đoạn từ Quốc lộ 26 đến chùa Phước Hưng), các đối tượng lạ đã cắm bảng có đánh số thứ tự và tung tin đồn về việc quy hoạch mở rộng đường giao thông. Theo xác minh ban đầu, các đối tượng tung tin đoạn đường này sẽ mở rộng 13m và sẽ quy hoạch một khu đô thị để mở rộng thị trấn Phước An (huyện Krông Pắk).
Trong khi đó, UBND xã Hòa An khẳng định trên địa bàn chỉ có duy nhất quy hoạch điểm dân cư tại khu trung tâm xã, không có quy hoạch khác; không có dự án mở rộng đường giao thông.
Những tấm bảng được thu gom về
UBND xã Hòa An cũng chỉ rõ một số chiêu trò của các đối tượng lừa đảo như: lợi dụng các thông tin quy hoạch giả để tạo giá đất ảo. Sau đó, các "cò đất" móc nối với nhau mua qua bán lại để thổi phồng giá đất. Bên cạnh đó, sau khi tung tin để dân bán đất, nhóm này sẽ đặt tiền cọc.
Cọc xong, đối tượng khác (cùng nhóm đối tượng trên) vào trả giá đất cao hơn và yêu cầu trả cọc (đối tượng mua sẽ chịu 50% trên số tiền đã cọc, còn lại người dân chịu), rồi sau đó không mua, người dân sẽ mất tiền đền cọc. Ngoài ra, các đối tượng cọc tiền, sau đó tìm cách để làm thủ tục chậm, kéo dài thời gian để "lớt đất" kiếm lời…
Người lao động