MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái 26 tuổi bị điếc đột ngột sau khi ngủ dậy, được điều trị tích cực 6 tháng vẫn mất thính giác vĩnh viễn chỉ vì 1 thói quen mà nhiều người trẻ hay làm

12-06-2021 - 17:32 PM | Sống

Cô gái 26 tuổi bị điếc đột ngột sau khi ngủ dậy, được điều trị tích cực 6 tháng vẫn mất thính giác vĩnh viễn chỉ vì 1 thói quen mà nhiều người trẻ hay làm

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết được cho là lời chia sẻ của một cô gái 26 tuổi bị mất thính giác vĩnh viễn chỉ vì lơ là trong việc chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Theo đó, cô gái trong câu chuyện này là T. (26 tuổi, người Việt). Ngày 24/12/2020, sau khi ngủ dậy, T. bỗng nhiên bị choáng váng rất nặng, nôn nhiều, không đi lại được và cảm thấy ù đặc một bên tai. 

Tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận cô bị điếc đột ngột bên tai phải cấp độ nặng. Trong suốt những ngày nằm viện, mọi sinh hoạt của T. đều phụ thuộc người nhà, không thể tự đi lại được. Mỗi tiếng động đều khiến cô không chịu đựng được, thần kinh rất yếu. Cô chỉ nằm ngủ ở 1 tư thế quay về bên trái, nếu quay sang phải sẽ choáng nặng, hoặc đêm ngủ say không biết có lỡ quay sang thì cả ngày sau sẽ ngơ ngẩn đầu óc...

Cô gái 26 tuổi bị điếc đột ngột sau khi ngủ dậy, được điều trị tích cực 6 tháng vẫn mất thính giác vĩnh viễn chỉ vì 1 thói quen mà nhiều người trẻ hay làm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cô gái 26 tuổi bị điếc đột ngột sau khi ngủ dậy, được điều trị tích cực 6 tháng vẫn mất thính giác vĩnh viễn chỉ vì 1 thói quen mà nhiều người trẻ hay làm - Ảnh 2.
Cô gái 26 tuổi bị điếc đột ngột sau khi ngủ dậy, được điều trị tích cực 6 tháng vẫn mất thính giác vĩnh viễn chỉ vì 1 thói quen mà nhiều người trẻ hay làm - Ảnh 3.

Bài chia sẻ của cô gái nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình).

Sau 17 ngày điều trị tích cực với hy vọng cố gắng phục hồi khoảng 60% thính giác bằng các biện pháp như tiêm truyền, nằm lồng oxy cao áp... nhưng cơ thể T. không đáp ứng với thuốc, tai của cô không thể phục hồi thậm chí là 1%.

Suốt từ đó đến nay, đã 6 tháng trôi qua, T. liên tục tham gia các cuộc trị liệu với mũi kim châm vào mặt, vào thóp đầu, vào tai, vào tay... dùng rất nhiều loại thuốc nhưng tai phải của cô lúc nào cũng chỉ có tiếng ve kêu rất to, có những hôm mệt mỏi, cơn đau lan ra khắp nửa đầu.

T. chia sẻ, nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này của cô là do bản thân thường xuyên thức khuya, mất ngủ, căng thẳng trong lúc ngủ, khiến tim không đưa được oxy lên não gây chết tế bào ốc tai tiền đình, dẫn đến điếc đột ngột và sau đó là mất thính lực hoàn toàn.

Thức khuya, căng thẳng kéo dài có thể gây điếc đột ngột

Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, "trường hợp bị điếc đột ngột do thường xuyên thức khuya, căng thẳng trong lúc ngủ khiến tim không bơm được oxy lên não gây chết tế bào ốc tai là hoàn toàn có thể xảy ra. Giống như tai biến, mạch máu có thể bị tắc, bị vỡ dẫn đến ốc tai thần kinh không được nuôi dưỡng và phục hồi, gây ra hiện tượng chết tế bào".

Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác khi thức dậy vào buổi sáng. Một số trường hợp nhận ra điều này khi đang cố gắng nghe gì đó. Triệu chứng điển hình của bệnh là cảm giác đầy tai, chóng mặt hoặc ù tai. Bệnh nhân bị điếc đột ngột nếu không được điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với nguy cơ mất thính giác vĩnh viễn.

Cô gái 26 tuổi bị điếc đột ngột sau khi ngủ dậy, được điều trị tích cực 6 tháng vẫn mất thính giác vĩnh viễn chỉ vì 1 thói quen mà nhiều người trẻ hay làm - Ảnh 4.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột nhưng chỉ có 10% những người được chẩn đoán mắc điếc đột ngột có nguyên nhân xác định, như: Nhiễm trùng; Chấn thương đầu, tai; Bệnh tự miễn; Tiếp xúc với một số loại thuốc điều trị ung thư hoặc nhiễm trùng nặng; Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng; Rối loạn tai trong, chẳng hạn như bệnh Ménière; và Vấn đề lưu thông máu như trường hợp của cô gái nêu trên.

Để phòng tránh nguy cơ bị điếc đột ngột, BS. Đức khuyên mọi người cần phòng tránh các nguy cơ gây tổn thương mạch thần kinh như căng thẳng kéo dài, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, nhiễm trùng… Đặc biệt, chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe.

Khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo như ù tai, đau tai, nghe kém… cần phải đi khám càng sớm càng tốt, đừng để bản thân rơi vào trường hợp tương tự như cô gái nêu trên.

Theo PEM

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên