Cô gái 34 tuổi với lối sống "3 KHÔNG": Không thu nhập, không rác thải, không tiêu dùng khiến nhiều người ngưỡng mộ
Lối sống "không rác thải" đang được nhiều đôi vợ chồng trẻ áp dụng.
- 28-06-2024Nam giới tuổi thọ ngắn thường có 4 “nóng” trong cơ thể và lối sống, nếu không có cái nào thì xin chúc mừng
- 23-06-2024Nam giới tuổi thọ ngắn thường có 4 "nhiều" trong lối sống: Nếu bạn không có cái nào thì xin chúc mừng
- 20-05-2024Sau khi thực hiện lối sống tối giản, tôi quyết định không tích trữ 6 thứ này nữa
- 08-04-2024Hạnh phúc từ lối sống tinh khiết
Bạn có tin được không khi trong tủ quần áo của 1 người phụ nữ chỉ có một chiếc quần, một chiếc váy, ba chiếc áo lót và năm chiếc quần lót. Cô ấy thậm chí có thể tránh sử dụng băng vệ sinh, không mua quần áo mới trong ba năm, không gọi đồ ăn mang về và không mua những món đồ không cần thiết.
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, liệu lối sống như vậy thực sự tồn tại?
Phần lớn mọi người đều lắc đầu với lối sống như vậy, không ít người cho rằng đó là sự "tằn tiện", "hành xác" thay vì tiết kiệm. Thế nhưng, trên thực tế, Dư Nguyên - một cô gái đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) đang theo đuổi lối sống như vậy.
Dư Nguyên sinh ra trong một gia đình nông thôn ở Vũ Hán. Bố mẹ cô là nông dân, trên cô là một chị gái, dưới có 1 em trai. Là con thứ 2 trong nhà, Dư Nguyên cảm nhận được cô không được coi trọng trong nhà.
Cô học không giỏi, có tính nổi loạn nên bỏ học sớm khi 17 tuổi. Một mình cô đến Bắc Kinh để kiếm sống. Khi mới đến thành phố lớn này, cô không tìm được việc làm và chỉ có thể sống trong một phòng trọ xập xệ.
Với sự hiện đại hóa không ngừng cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, Dư Nguyên - thế hệ 9x cũng đã nhìn thấy sức mạnh của việc mua sắm trực tuyến. Giống như hầu hết những cô gái yêu cái đẹp, Dư Nguyên cũng trở thành một người mua sắm tích cực.
Dù nơi trọ cô thuê nhỏ đến đáng thương nhưng Dư Nguyên vẫn chất đầy những bộ quần áo yêu thích và vô số món đồ linh tinh.
Dư Nguyên có một sở thích nhỏ, đó là cô ấy sẽ mua đi mua lại những thứ mình thích, khiến đồ đạc trong nhà ngày càng nhiều, không còn chỗ để đứng.
Sau đó, Dư Nguyên gặp John - đến từ Anh có bằng Luật. Hai người yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, John luôn cau mày với sự bừa bộn trong phòng trọ của Dư Nguyên. Sau khi bên nhau, cặp đôi trẻ phải chuyển đi vì chủ nhà rao bán khu trọ vào năm 2016. Với số lượng quần áo quá lớn, Dư Nguyên phải cho đi tất cả món đồ đó vì không thể mang theo.
Một lần tình cờ, Dư Nguyên nhìn thấy lối sống tối giản "không lãng phí" trên mạng. Với sự ủng hộ của bạn trai, Dư Nguyên quyết định nghỉ việc và cố gắng thay đổi bản thân.
Trong ba năm qua, Dư Nguyên đã không mua một bộ quần áo mới hay sử dụng túi nhựa nào. Rác thải của hai người trong một năm chỉ có kích thước bằng một chiếc lon. Ngay cả đồ đạc dùng trong nhà cũng được Dư Nguyên mua từ thị trường đồ cũ. Đồng thời, cô thường tái sử dụng chai lọ trong bếp.
Theo thời gian, Dư Nguyên cảm thấy vô cùng thoải mái khi sống theo cách này. Vì lý do này, cô cũng đăng tải lối sống "không rác thải" của mình lên mạng xã hội để kêu gọi nhiều người hơn nữa cùng bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, Dư Nguyên cũng bị cư dân mạng nghi ngờ rất nhiều. Liệu cô ấy có thực sự sống được nếu không có tiền?
Dư Nguyên tự trồng rau trên ban công và mua giày cũ 4 tệ (khoảng 14.000 đồng) từ một chợ đồ cũ, cô sẽ dùng chúng làm phân bón để trồng hoa.
Dư Nguyên đã đưa ra hai nguyên tắc cho cuộc sống của mình, đó là không mua nguyên liệu, sản phẩm đóng gói và không sử dụng những đồ dùng một lần.
Theo thời gian, Dư Nguyên và bạn trai của cô cần ít thứ hơn, thu nhập của họ tăng lên và họ sống một cuộc sống đơn giản nhưng hạnh phúc.
Cho đến đầu năm 2018, Dư Nguyên cùng bạn trai mở một cửa hàng không rác thải, không đóng gói. Các mặt hàng trong tiệm đều được làm thủ công mà không có bao bì, băng keo hòa tan trong nước loại đặc biệt được sử dụng để chuyển phát nhanh.
Dù quy trình sản xuất còn rườm rà và phức tạp nhưng cô vẫn giữ vững ý định ban đầu và kiên trì cho đến ngày nay. Cô vẫn hy vọng có thể truyền lại khái niệm "không rác thải" và giúp nhiều người bảo vệ môi trường hơn nữa.
Dư Nguyên nghĩ rằng có thể sử dụng chút sức lực của mình để tác động đến nhiều người hơn trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
Còn bạn, bạn thấy lối sống như Dư Nguyên có nên được áp dụng rộng rãi không?
Phụ nữ mới