Có hơn 100 tỷ đô, tại sao Microsoft phải đi vay tiền để mua LinkedIn?
Thật ra Microsoft có đủ tiền để mua 4 công ty LinkedIn nhưng tại sao công ty này vẫn đi vay tiền. Thuế có thể chính là câu trả lời cho hành động này của gã khổng lồ ngành công nghệ.
- 09-06-2016Thiếu tiền, Saudi Arabia muốn đánh thuế người nước ngoài
- 31-05-2016Kinh tế gặp khó, Thủ tướng Nhật muốn hoãn tăng thuế
- 31-05-2016Với kế hoạch thuế của Trump, người dân Mỹ sẽ nghèo hơn?
Microsoft có hơn 100 tỷ USD tiền mặt và tài sản tương đương tiền hầu hết được giữ ở nước ngoài. Tuy nhiên việc chuyển 26,2 tỷ USD từ hệ thống tài khoản nước ngoài về công ty mẹ tại Mỹ có thể làm phát sinh khoản thuế 35%.
Một lợi ích khác của việc vay tiền đó là chi phí lãi vay hợp lý có thể được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vì vậy, bằng việc hạch toán khoản chi trả vào nợ, Microsoft có thể hợp pháp hóa gần 9 tỷ USD thuế bốc hơi trong năm nay và tiết kiệm hàng triệu USD thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm tới nhờ khoản khấu trừ lãi vay.
Tại cuộc họp tuyên bố sáng hôm qua, giám đốc tài chính Microsoft cho hay, công ty dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện các thương vụ mua lại bằng nợ nhưng không nói rõ khoản tiền vay mới là bao nhiêu.
Động thái này đã đưa gã khổng lồ ngành công nghệ vào cuộc chạy đua của những công ty tại Mỹ có dư tiền mặt nhưng vẫn sử dụng đòn bẩy tài chính để né thuế. Ví dụ điển hình là Apple, năm 2015 hãng quả táo sở hữu 180 tỷ USD tiền mặt tại nước ngoài nhưng vẫn đi vay 6,5 tỷ USD để chi trả cổ tức.
Nhiều CEO và các nhà nghiên cứu doanh nghiệp nhận định đây là chiến lược tốt cho cả mục tiêu quản trị doanh nghiệp nói riêng và lợi nhuận chung của xã hội. Đáp lại chỉ trích cho rằng hãng đang sử dụng mưu kế để đóng ít thuế hoặc không đóng thuế lợi nhuận của hãng ở nước ngoài, Tim Cook – CEO của Apple đã khiến cả thế giới phải xôn xao khi nói rằng: “Cáo buộc Apple đang trốn thuế đánh vào lợi nhuận ở nước ngoài của hãng chỉ là chuyện "chính trị tào lao" đến từ những chính trị gia từ chối thay đổi để đưa ra sắc thuế thích hợp.”
Né thuế là một nghệ thuật
Nhóm ủng hộ chính sách thuế công bằng và nhiều chuyên gia thuế cho rằng màn biểu diễn của Microsoft chỉ là một ví dụ khác cho thấy hệ thống thuế Mỹ đã khuyến khích các tập đoàn sử dụng thủ đoạn ghi sổ kế toán để né thuế như thế nào.
Edward Kleinbard – chuyên gia thuế kiêm giáo sư luật và kinh doanh tại trường ĐH Nam California cho rằng, dưới quy định thuế hiện tại, việc Microsoft đi vay chẳng khác nào nhận kiều hối mà không phải đóng thuế.
Những phương pháp kế toán lằng nhằng này là kết quả của một hệ thống thuế quá rõ ràng: Mỹ đánh thuế lợi nhuận thu được tại tất cả mọi nơi trên thế giới của các tập đoàn đa quốc gia nhưng chỉ sau khi tiền được chuyển về nhà. Do đó các công ty sử hữu nhiều chi nhánh nước ngoài khó có thể sử dụng tiền của chính họ. Trong khi hầu hết các quốc gia khác đều miễn thuế lợi nhuận nước ngoài khi chuyển về quê hương.
Theo các chuyên gia của Bloomberg, nếu các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyển hết số tiền mặt ở nước ngoài về nhà, Sở thuế vụ Mỹ có thể sẽ thu được hơn 600 tỷ USD. Kể từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền năm 2009 cho đến cuối năm 2015, số tiền mặt mà các tập đoàn đa quốc gia nắm giữ đã tăng gấp đôi lên 2.400 tỷ USD. Cuối năm 2015, Pfizer báo cáo có 193 tỷ USD lợi nhuận chưa được hồi hương. Apple có hơn 200 tỷ USD. General Electric là 104 tỷ USD. Google 58 tỷ USD và Goldman Sachs là 28 tỷ USD.
Mặc dù khoản lợi nhuận tại nước ngoài về mặt kỹ thuật là bị kiểm soát bởi các công ty con của các tập đoàn, nhưng hầu hết đều được giữ trong các tài khoản đầu tư và ngân hàng Mỹ. Trong báo cáo quý gần đây nhất của Microsoft, khoản lợi nhuận không bị đánh thuế 102,8 tỷ USD hiện đang được quản lý bởi các công ty chi nhánh, 81% số đó là trái phiếu chính phủ Mỹ.
Chuyện "chính trị tào lao” – Tim Cook nói
Nhiều năm qua, các tập đoàn đa quốc gia Mỹ đặc biệt là ngành công nghệ và dược phẩm đã tốn không ít hầu bao để giới chức Mỹ ban hành “kỳ nghỉ hồi hương” cho phép các công ty chuyển tiền về nhà ở mức thuế thấp hơn nhiều con số 35% hiện nay. Các công ty hứa hẹn sẽ sử dụng khoản tiền hồi hương để cho vay và đầu tư tại Mỹ nếu được hưởng mức lãi suất thấp.
Nhưng lịch sử đã chứng minh chính quyền không thể tin vào lời hứa của doanh nghiệp. Năm 2005 Nghị viện và chính quyền của Bush đã tạm thời hạ mức lãi suất lợi nhuận hồi hương xuống 5,25%. 300 tỷ USD được đưa về Mỹ. Tuy nhiên, 92% số đó được sử dụng để mua lại cổ phiếu và thưởng cho lãnh đạo cấp cap. Nhiều công ty sau khi được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế đã đóng cửa và cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên.
Theo các chuyên gia thuế, trong bối cảnh cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống khiến chính trường 2 Đảng bị chi rẽ sâu sắc, viễn cảnh thay đổi sắc thuế là rất mong manh. Bằng cách vay tiền để mua lại LinkedIn, Microsoft đã xử lý rất khéo léo trong trường hợp thuế hồi hương có thể được thay đổi sau khi Tổng thống mới lên nhận chức.
Một hậu quả có thế xảy ra đối với Microsoft là Moody – công ty đánh giá hệ số tín nhiệm sẽ đưa thứ hạng của Microsoft hiện đang ở mức AAA xuống mức thấp hơn.
Phía Moody cho biết, khả năng Microsoft có thể phân bổ nguồn vốn hiện tại mà không phải vay nợ thêm là hạn chế. Ngược lại S&P hôm qua vẫn khẳng định thứ hạng của Microsoft ở mức AAA.