Cổ họng ẩm, virus corona sẽ khó tấn công hơn cổ họng khô: Chuyên gia nói gì?
Khi dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục gia tăng số lượng ca mắc, việc người dân chủ động phòng vệ sinh đường hô hấp tốt là cách phòng bệnh hiệu quả.
- 10-03-2020Cùng đăng dòng tweet về Covid-19, nhưng Bill Gates và Elon Musk lại có những phản ứng khác biệt: Tất cả đều quy về trí tuệ cảm xúc!
- 10-03-2020Chính xác thì virus corona Covid-19 tồn tại được bao lâu trên các bề mặt vật thể? Đây là câu trả lời từ khoa học
- 15-03-20203 lưu ý dân công sở bắt buộc phải nhớ khi sử dụng thang máy trong mùa dịch COVID-19
Cổ họng ẩm có giúp phòng bệnh
Trên mạng xã hội từng xuất hiện rất nhiều thông chia sẻ kinh nghiệm khi dịch bệnh do virus corona đang bùng phát. Một trong những kinh nghiệm được rất nhiều người chia sẻ đó là việc giữ cổ họng ẩm sẽ giúp cho virus cúm, virus corona sẽ khó tấn công hơn so với cổ họng khô.
PGS.TS Võ Thanh Quang, Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam cho hay, chưa có cơ sở khoa học chứng minh cổ họng ẩm sẽ khiến cho virus khó tấn công (thâm nhập) so với cổ lạnh khô.
Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona đang diễn biến gia tăng chuyên gia khuyến cáo nên có những biện pháp vệ sinh đường hô hấp tốt, áp dụng thiết bị phòng vệ cá nhân. Trong đó, việc thường xuyên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý là cách giữa cho cổ họng sạch, tránh vi khuẩn, virus tấn công.
Ths.BS Lại Thanh Hà, Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Thanh cũng cho biết, thông tin cổ họng khô sẽ dễ bị virus corona tấn công hơn so với cổ họng cẩm ướt là chưa có bằng chứng khoa học. Nhưng việc giữ ấm cho cổ họng, giữ ấm thân nhiệt để tránh bị cảm lạnh có ý nghĩa lớn trong công tác phòng dịch bệnh.
Đặc tính khi thời tiết lạnh, niêm mạc họng bị tổn thương thì virus sẽ dẫn tấn công. Vì vậy, việc dùng các loại nước sát trùng đường hô hấp giúp cho đường hô hấp thông thoáng sẽ ngăn ngừa được vi khuẩn tấn công.
Giữ ấm cổ có ý nghĩa rất quan trọng. (Ảnh minh hoạ)
Uống nước nóng sẽ diệt được virus corona?
Theo thầy thuốc ưu tú, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hiện nay có nhiều thông tin cho rằng uống nước nóng, súc miệng nước nóng để diệt virus corona là chưa chính xác.
Vì cơ thể con người nhiệt độ trung bình 37 độ C, ở nhiệt độ này khi virus xâm nhập vào cơ thể vẫn có thể nhân lên và gây bệnh. Vì vậy, khó có chuyện dùng nước nóng súc miệng có thể diệt được virus corona.
PGS. Huy Nga khuyến cáo: "Bình thường chúng ta cũng chỉ uống được nước ấm với nhiệt độ từ 30-35 độ C. Nếu như uống nước nhiệt độ nóng hơn lên tới 40-50 độc C có thể gây ra bỏng niêm mạc hầu họng. Khi niêm mạc bị tổn thương (bỏng) thì nguy cơ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập sẽ cao hơn".
Theo các chuyên gia một số dược liệu như tỏi, xả, gừng… dùng trong công tác phòng dịch bệnh chứ không có tác dụng diệt virus như những lời đồn thổi trên mạng.
Biện pháp thông thường trong mùa đông xuân không chỉ phòng ngừa virus corona mà còn có cúm mùa và một số căn bệnh khác đơn giản như sau: Giữ ấm đầu, chân, cổ, tai khi đi ra ngoài; Không để mưa ướt, gội đầu sấy khô; Ăn các món ăn nâng cao thể trạng vẫn tốt...
Để ngừa bệnh trong mùa dịch bệnh mỗi người dân cần phải lưu ý: Đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người; Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch cồn; Không tiếp xúc với nghi ngờ mắc bệnh…
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai