Có kiểu sống "càng bận rộn càng nghèo khổ": Người lợi hại tìm cách tránh xa 3 lối sống hao tâm tổn sức này
Một khi thu nhập không theo kịp tiêu dùng, thì dù bạn có chăm chỉ hay bận rộn đến đâu, cũng không giàu nổi. Bởi vì khi đó thứ bạn thiếu không phải khả năng kiếm tiền, mà là khả năng kiểm soát tiền.
- 17-08-2020Đời người đạt được 3 điều này ở tuổi trung niên đã "đủ viên mãn": Cuộc đời rất đắt, đừng quá tham lam, để sự bận rộn rút cạn sức khỏe
- 11-08-202037 tuổi, quản lý cấp cao, lương năm hàng tỷ đồng, nghỉ việc đi câu cá: Phương thức hủy hoại một người, chính là để họ bận rộn tới mức không còn được “sống”
- 08-08-2020Áp dụng những kỹ thuật "lợi hại" này, việc đi bộ mỗi ngày cũng hiệu quả chẳng kém tập thể dục hay hành thiền: Dân công sở bận rộn nên thử
Người dù có lợi hại đến đâu đi nữa, cũng chỉ là người phàm, rồi sẽ có những lúc quá mệt mỏi và muốn than vãn:
"Tại sao tôi đã luôn cố gắng, bận rộn như vậy, nhưng vẫn còn nghèo?"
Bạn biết không, bởi vì bạn đang vướng vào những lý do sau:
Thu nhập bình thường, nhưng tiêu xài quá lớn
Bạn làm việc chăm chỉ, tiền lương chỉ có thể giải quyết chuyện cơm ăn, áo mặc. Nếu bạn thực sự muốn có một cuộc sống với chất lượng cao hơn hiện tại và tự do về tài chính, vậy bạn nhất định phải nỗ lực hơn bây giờ gấp mười, thậm chí gấp trăm lần.
Cách đây một thời gian, tôi nhận được số liệu thống kê về số nợ của những người trẻ 9X ngày càng tăng dần qua các năm. Tôi còn nghi ngờ về tính xác thực của số liệu này, nhưng sau đó tôi thấy nhiều bạn đọc bình luận rằng bản thân đi làm đã mấy năm vẫn không có số dư nào trong tài khoản, nợ nần chồng chất, có người nợ cả 500 triệu...
Tôi mới nhận ra, số liệu đó chân thực đến nhường nào.
Nhiều người thường không đủ tiền để sống vì thu nhập không theo kịp tiêu dùng.
Có vài người rất dễ mắc phải tư tưởng thích sống tận hưởng, mù quáng theo đuổi cuộc sống chất lượng cao, cái gì cũng phải tốt, thế nên chẳng ngần ngại vay mượn để chạy theo cuộc sống thế này.
Hơn nữa ngày nay, thủ tục vay mượn tiền rất dễ dàng và nhanh chóng. Tất cả các yếu tố cộng lại khiến họ dễ dàng trở thành nô lệ của cuộc sống.
Tất nhiên, bạn có quyền sống cuộc đời bạn muốn, nhưng trên tiền đề là bạn có đủ thực lực để chống đỡ nó, mà không phải trôi qua những ngày chấp vá như vậy.
Một tháng bạn làm được 15 triệu, bạn xài 8 triệu không thành vấn đề gì. Nhưng nếu một tháng bạn kiếm được 8 triệu, tốn tận 15 triệu để chi phí, thì đó lại là cả một vấn đề lớn.
Một khi thu nhập không theo kịp tiêu dùng, thì dù bạn có chăm chỉ hay bận rộn đến đâu, cũng không giàu nổi. Bởi vì khi đó thứ bạn thiếu không phải khả năng kiếm tiền, mà là khả năng kiểm soát tiền.
Thu nhập quá thấp, rơi vào nghèo đói
Ngược lại với tình huống đầu tiên, có một số người kiểm soát rất tốt việc chi tiêu, khá tiết kiệm, nhưng bởi vì thu nhập quá thấp, dẫn đến việc luôn rơi vào tình trạng thiếu thốn.
Nhiều người nghèo không phải vì họ không chăm chỉ làm việc, mà vì họ quá chăm chỉ. Nghe qua có vẻ mâu thuẫn nhỉ?
Bạn nhìn thấy những người bán hàng rong, bồi bàn, shipper... rất siêng năng có đúng hay không? Họ làm việc ngay khi vừa thức giấc, làm việc hơn 10 tiếng, không kịp ăn uống, nhưng chưa hẳn họ có thu nhập cao.
Trong số họ, những người có lương cao đều nhờ đánh đổi thời gian và công sức nhiều hơn người khác.
Điều đó có nghĩa là gì?
Nếu năng lực và giá trị cá nhân của một người không có sự đột phá, cải thiện theo thời gian, đồng nghĩa với việc người đó cũng khó có đột phá lớn về lương cử, và chỉ có thể kiếm tiền từ những việc lao động vất vả nhưng ít tiền.
Kiếm tiền, không nên chỉ dựa vào số thu nhập cuối cùng, mà còn cần dựa vào hình thức kiếm tiền với hiệu quả mà nó mang lại.
Đó cũng là lý do tại sao tôi luôn khuyên mọi người nên sử dụng thời gian rảnh rỗi để cải thiện bản thân. Bởi vì chỉ có như vậy, cùng làm việc trong 1 giờ đồng hồ, nhưng số tiền bạn kiếm được sẽ cao hơn nhiều so với trước kia.
"Chất lượng" phấn đấu thấp, hiệu quả cũng thấp theo
Không phải tất cả những người làm thêm giờ đều đáng được đánh giá cao, và không phải tất cả sự bận rộn đều đáng được ghi nhận.
Bởi vì có rất nhiều người đang nỗ lực với chất lượng thấp, nói thẳng ra là họ luôn làm việc kém hiệu quả vì không đủ năng lực.
Trong bộ phim "Women In Shanghai" có một phân cảnh như thế này:
La Hải Yên lập bảng tính Excel, nhưng lại không biết dùng phím tắt, làm mất rất nhiều thời gian. Trong khi đồng nghiệp bên cạnh cô sử dụng thuật toán và hoàn thành chỉ trong hai giây.
Khả năng làm việc hiệu quả chính là một trong những phẩm chất rất quan trọng tại nơi làm việc.
Nếu cùng một công việc, người khác hoàn thành trong 3 giờ, bạn chỉ cần 1 giờ là xong, chất lượng vẫn tốt như vậy. Dĩ nhiên, lãnh đạo sẽ đánh giá cao bạn. Đồng thời, bạn còn có thể cải thiện được bản thân, được nghỉ làm đúng giờ...
Ngược lại, những người dù siêng năng nhưng chỉ mang đến hiệu quả thấp sẽ chẳng thể phát triển được.
Đây là khoảng cách, và nó sẽ ngày càng mở rộng, giống như việc người giàu ngày càng giàu, còn người nghèo lại ngày càng nghèo vậy.
Thế nên, không phải lúc nào cũng nên đặt chăm chỉ lên hàng đầu, hãy suy ngẫm xem chăm chỉ thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nhịp Sống Kinh Tế