MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có một kiểu đau lưng là tín hiệu của bệnh ung thư – Nhiều người phát hiện đã ở giai đoạn muộn, vô phương cứu chữa

17-05-2023 - 15:56 PM | Sống

Những cơn đau lưng dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu thông báo tế bào ung thư đã di căn vào xương.

Chú Vạn, 62 tuổi (Trung Quốc) là một tài xế đường dài đã về hưu. Vài tháng trước, chú Vạn bắt đầu xuất hiện tình trạng đau thắt lưng. Lúc đầu, chú tưởng mình bị đau lưng là do ngồi nhiều, bệnh nghề nghiệp nên có mua vài miếng cao giảm đau về dán.

Tuy nhiên tình hình chẳng cải thiện. Chú đau đến mức mất ngủ vào ban đêm. Cuối cùng chú đến bệnh viện thăm khám khi không thể chịu nổi những cơn đau. Bác sĩ yêu cầu chú Vạn đi chụp X-quang vùng ngực. Chú hoài nghi không hiểu vì sao đau lưng nhưng bác sĩ lại yêu cầu khám cả vùng ngực. Nhưng cuối cùng chú vẫn chấp thuận.

Sau khi kiểm tra, chú Vạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến phổi.

Tại sao ung thư tuyến phổi lại di căn vào xương?

Thực tế có nhiều trường hợp giống chú Vạn, đi bệnh viện khám vì đau ở chỗ nào đó trong người, cuối cùng lại phát hiện mắc ung thư.

Trong trường hợp bình thường sẽ có một mức độ kết dính nhất định giữa các tế bào để kiểm soát hoạt động của chúng. Nhưng tế bào ung thư không có sự kết dính và so với tế bào bình thường, chúng có hoạt tính và khả năng phát triển cao hơn. Đồng thời, chúng tiếp tục di chuyển qua các mạch máu, bạch huyết để phân tách tế bào.

Có một kiểu đau lưng là tín hiệu của bệnh ung thư – Nhiều người phát hiện đã ở giai đoạn muôn, vô phương cứu chữa - Ảnh 2.

Tuỷ xương rất giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đặc biệt thích hợp để tế bào ung thư sinh tồn và cư trú, chỉ cần nó thoát ra khỏi vòng vây của các tế bào miễn dịch trong tuỷ thì sẽ xảy ra hiện tượng di căn xương.

Xác suất di căn xương rất khác nhau giữa các loại ung thư. Trong đó, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt di căn vào xương nhiều nhất.

Khi tế bào ung thư di căn xương sẽ xuất hiện các cơn đau ở các vị trí khác nhau. Khi di căn vào cột sống sẽ có triệu chứng chèn ép ở chính giữa lưng gây ra cơn đau lưng dai dẳng. Di căn xương sườn sẽ gây đau ở khu vực thành ngực. Di căn vào các chi sẽ có cảm giác đau lan toàn.

Yu Shiying – Giám đôc Trung tâm Ung bướu của bệnh viện Tongji (Vũ Hán, Trung Quốc) cho biết: "Bệnh nhân ung thư sau khi di căn xương sẽ bị đau xương, tăng canxi máu, thậm chí liệt nửa người. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân.

Nếu xuất hiện cơn đau nhức xương dai dẳng, lâu ngày không thuyên giảm thì đừng chỉ nghĩ đến việc bị chấn thương cơ thắt lưng hay các vấn đề về đĩa đệm. Tốt nhất bạn nên kịp thời đi kiểm tra xem đó có phải là dấu hiệu của di căn xương không".

Đau thắt lưng có thể là do 4 căn bệnh

1. Sỏi thận

Gần 80% bệnh nhân bị sỏi thận đều có triệu chứng đau thắt lưng. Khác với cơn đau thắt lưng thông thường, cơn đau do sỏi thận thường cao hơn, nằm ở 2 bên cột sống ngực và phía trên thắt lưng.

Khi sỏi không di chuyển, cơn đau thỉnh thoảng xuất hiện. Nhưng khi sỏi di chuyển sẽ gây đau bụng dữ dội. Cơn đau sẽ kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiểu gấp, tiểu rắt,…

2. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một loại bệnh thấp khớp chủ yếu xảy ra ở nam giới, khởi phát từ 20 – 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến những bất thường về gen, môi trường và miễn dịch.

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh sẽ gây ra tình trạng đau thắt lưng. Triệu chứng biểu hiện rõ hơn vào ban đêm. Buổi sáng thức dậy sẽ thấy rõ vùng thắt lưng bị cứng, sau khi vận động sẽ giảm bớt. Ngoài các triệu chứng này, các triệu chứng đau khớp, phát ban và đau gót chân cũng có thể xảy ra.

Có một kiểu đau lưng là tín hiệu của bệnh ung thư – Nhiều người phát hiện đã ở giai đoạn muôn, vô phương cứu chữa - Ảnh 3.

3. Phình động mạch chủ bụng

Động mạch chủ bụng là động mạch dày nhất trong khoang bụng. Khi nó giãn ra và to bất thường tạo thành khối phồng giống như khối u, dẫn đến đường kính động mạch tăng >50% thì được gọi là phình động mạch chủ bụng.

Người bệnh thấy đau bất thường, chủ yếu ở vùng thắt lưng, trên rốn và bên trái. Cơn đau lúc này như dao cắt. Nếu khối u quá lớn, nó có thể gây ra triệu chứng đầy bụng.

4. Bệnh hệ tiết niệu

Đau thắt lưng do hệ tiết niệu có biểu hiện đau nhói hoặc đau nhức và lan dọc theo niệu quản xuống tầng sinh môn, kèm theo các triệu chứng tiểu tiện như tiểu khó, tiểu gấp, tiểu buốt.

Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh viêm vùng chậu cũng dễ bị đau thắt lưng, đau nhức và ra khí hư bất thường. Tình trạng viêm ở khoang chậu của phụ nữ có thể dễ dàng chèn ép các dây thần kinh thắt lưng, từ đó gây ra cảm giác khó chịu.

5 mẹo phòng tránh đau thắt lưng

Tất nhiên không phải tất cả cơn đau thắt lưng đều do bệnh tật gây ra, cũng có thể do một số hành vi sinh hoạt hàng ngày không phù hợp.

Muốn phòng ngừa bệnh đau thắt lưng, bạn nhất định phải thực hiện tốt những điều này.

- Tư thế ngồi đúng: Đối với việc ngồi ghế hàng ngày, bạn chú ý chọn ghế có chiều cao phù hợp. Khi ngồi xuống có thể để chân ở góc 90 độ, đùi song song với mặt đất. Tốt nhất nên mua một tấm đệm mỏng để hỗ trợ thắt lưng. Chú ý không bắt chéo chân khi ngồi và giữ phần mông áp vào ghế.

=- Không cúi gập người khi nâng vật nặng: Khi nâng vật nặng, không nên trực tiếp khom người. Trước khi nhấc nên ngồi xổm xuống để nhấc vật nặng tốt hơn. Tốt nhất nên cõng vật nặng sau lưng để giảm bớt áp lực lên thắt lưng.

Có một kiểu đau lưng là tín hiệu của bệnh ung thư – Nhiều người phát hiện đã ở giai đoạn muôn, vô phương cứu chữa - Ảnh 4.

- Tránh ngồi lâu: Ngồi quá lâu sẽ khiến xương chậu và khớp cùng chậu hoạt động quá tải. Đồng thời ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới, làm tăng nguy cơ tê bì chân, gây đau nhức thắt lưng. Bạn nên đứng dậy và vận động cơ thể sau nửa giờ, tránh ngồi quá lâu.

- Ngủ trên đệm cứng: Ngủ trên đệm cứng có thể nâng đỡ cơ thể, giảm áp lực lên cột sống và các khớp. Đặc biệt đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì việc chọn giường cứng càng cần thiết. Lưu ý tốt nhất nên kê một chiếc gối giữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng để giữ thẳng eo. Khi nằm ngửa có thể kê đầu gối để giúp giảm áp lực lên thắt lưng.

- Tăng cường rèn luyện sức khoẻ của eo và bụng: Vận động thích hợp có tác dụng giảm đau thắt lưng rất tốt. Chẳng hạn như người bị đau thắt lưng nhẹ có thể tập đi bộ, bơi lội, chạy bộ, yoga và các bài tập khác. Luyện tập ổn định, luyện tập kiểm soát chuyển động,… cũng có thể được thực hiện đúng cách. Nhưng cần tập luyện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Đau thắt lưng là một trong những triệu chứng phổ biến. Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng trong sinh hoạt cần được quan tâm chữa trị kịp thời. Đồng thời, bạn cần chú ý tránh làm những việc dễ gây tổn thương cho eo.

Theo TeaTea

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên