Có nên kể cho con nghe về số tiền tiết kiệm của mình? Chiến lược của cụ ông thông thái 78 tuổi vừa khôn ngoan vừa thực tế: Nên học hỏi!
Bằng cách này, một ngày nào đó khi bác ra đi, những khoản tiết kiệm này sẽ được đặt và dùng ở nơi hợp lý.
- 28-02-2024U70, tôi mang 2,4 tỷ tiền tiết kiệm về nhà con gái nghỉ hưu, 2 tháng sau phát hiện “bí mật”, vội cầm tiền đi
- 26-02-202472 tuổi, có tiền tiết kiệm 2,7 tỷ đồng, tôi không cho con trai tất cả: Phản ứng của con khiến tôi sững sờ
- 19-02-2024Dốc hết tiền tiết kiệm cho bạn vay 50 triệu đồng, 5 năm sau, tôi nhận lại “tiền giả” nhưng vẫn cảm thấy ấm lòng
Bác Vinh năm nay 78 tuổi, là công nhân đã nghỉ hưu. Mỗi tháng, bác có thể nhận được khoản lương hưu hơn 10 triệu. Vợ bác, bằng tuổi bác, cũng có thu nhập hàng tháng hơn 7 triệu. Số tiền tuy không lớn nhưng cũng đủ cho cuộc sống sau này của họ. Sau khi thanh toán chi phí sinh hoạt hàng tháng, họ vẫn có thể tiết kiệm được khoảng hơn 10 triệu.
Vợ chồng bác Vinh có một con trai và một con gái. Khi con trai họ kết hôn, họ đã cho con một khoản tiền để mua căn nhà mới. Sau khi nghỉ hưu, cháu trai lớn của họ ra đời, để giảm bớt gánh nặng cho con trai, vợ chồng bác Vinh đã chủ động giúp đỡ chăm sóc cháu.
Vì được hỗ trợ lương hưu nên bác Vinh không ngần ngại chịu chi phí sinh hoạt cho con trai và gia đình con, bao gồm sữa bột, tã lót, đồ chơi cho cháu trai. Những năm qua, dù phải tiêu tiền của mình nhưng trong lòng họ vẫn tràn ngập niềm vui khi thấy cháu mình lớn lên khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo thời gian, sự khác biệt trong cuộc sống giữa hai thế hệ dần lộ rõ, những mâu thuẫn, tranh chấp bắt đầu nảy sinh. Đặc biệt, con dâu khá chỉ trích thói quen sinh hoạt của vợ chồng bác Vinh. Họ luôn sống dè dặt mỗi ngày vì sợ chọc giận con dâu.
Vài năm sau, cháu trai bắt đầu học tiểu học, mâu thuẫn giữa bác Vinh và con dâu ngày càng gay gắt. Cảm thấy mình không còn được chào đón trong gia đình này, họ quyết định trở về quê.
Sau khi vợ qua đời, bác Vinh bắt đầu suy nghĩ tới chuyện tuổi già của bản thân sau này.
Nghĩ tới thái độ của con trai và con dâu, bác Vinh cho rằng nếu nói cho con biết toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình, e rằng sau này khi ốm đau sẽ không được nhờ cậy.
Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, bác Vinh quyết định rút ra một phần tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng và đưa cho con trai và con gái mỗi người một nửa. Nửa năm sau, bác Vinh cố tình gọi điện cho hai đứa con để nói rằng bản thân không được khỏe và đang cần tiền gấp, và phản ứng của con trai khiến bác thất vọng.
Người con trai viện đủ mọi lý do để trốn tránh, nói rằng đã dùng tiền gấp nên tạm thời chưa lấy được tiền. Ngược lại, con gái lập tức vội vã đến nhà và đưa cha đến bệnh viện.
Vì vậy, bác Vinh quyết định nói cho con gái biết tất cả tiền tiết kiệm và thẻ ngân hàng của mình rồi viết di chúc trước. Bằng cách này, một ngày nào đó khi bác ra đi, những khoản tiết kiệm này sẽ được đặt và dùng ở nơi hợp lý.
Ưu và nhược điểm của việc nói với con cái về việc tiết kiệm
Đầu tiên, có một số rủi ro tiềm ẩn nếu bạn nói với con cái về số tiền tiết kiệm của mình. Một khi con cái không đủ hiếu thảo thì có thể có những suy nghĩ không đúng đắn về khối tài sản này, họ có thể thường xuyên tìm lý do để vay tiền cha mẹ, nếu cha mẹ cho vay tiền, tiền tiết kiệm của họ sẽ giảm đi đáng kể, cuộc sống tương lai và y tế của họ có thể gặp vấn đề. Nếu con cái không sẵn sàng chịu trách nhiệm khi cha mẹ cần chăm sóc, cha mẹ có thể không tự thuê được người chăm sóc vì không có đủ tiền.
Điều tồi tệ hơn là khi con cái biết được cha mẹ có khoản tiền gửi này, chúng có thể trở nên phụ thuộc và lười biếng, chọn cách ở nhà và ngừng làm việc chăm chỉ. Cũng có một số người mắc nợ nhiều nơi và mong cha mẹ dùng số tiền đó để trả nợ.
Tuy nhiên, sẽ có những rủi ro nếu cha mẹ chọn không nói với con về việc tiết kiệm. Nếu người già đột ngột qua đời mà không để lại thông tin gì về số tiền tiết kiệm, vậy thì rất có thể số tiền đó sẽ biến mất và không ai biết về nó. Tuy nhiên, nếu con cái phát hiện ra sự tồn tại của số tiền sau khi cha mẹ qua đời thì có thể xảy ra mâu thuẫn gay gắt về tài sản của gia đình, thậm chí có thể dẫn đến rạn nứt quan hệ gia đình.
Về vấn đề người cao tuổi có nên nói cho con cái biết về số tiền tiết kiệm của mình hay không, tác giả cho rằng có thể thực hiện các bước sau để xử lý đúng đắn:
Đầu tiên, người cao tuổi có thể cân nhắc việc viết di chúc.
Thông qua di chúc, người cao tuổi có thể ghi lại chi tiết tình trạng tài chính của bản thân, bao gồm số thẻ ngân hàng, mật khẩu và các thông tin quan trọng khác, đồng thời nêu rõ số tiền tiết kiệm của họ được phân bổ và sử dụng như thế nào. Điều này có thể đảm bảo rằng số tiền tiết kiệm của mình sẽ không biến mất sau khi cha mẹ qua đời, đồng thời nó cũng có thể giúp con cháu hiểu được tình trạng tài sản và những tâm nguyện cuối cùng của cha mẹ.
Thứ hai, người cao tuổi có thể lựa chọn cất giữ di chúc, tài sản của mình trong két sắt.
Ưu điểm của việc này là có thể bảo vệ an toàn di chúc, tài sản, tránh bị phát hiện, đánh cắp. Ngay cả khi cha mẹ qua đời, con cái vẫn có thể nhanh chóng tìm được chiếc két sắt và mở ra để tìm hiểu di chúc cũng như việc phân chia tài sản của cha mẹ.
Ngoài ra, người già nên giao tiếp với con cái kịp thời.
Khi cha mẹ cảm thấy mình đã già yếu hoặc không khỏe, họ có thể thông báo trước cho con cái về số tiền tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý người cao tuổi không cần trực tiếp tiết lộ số tiền tiết kiệm cụ thể để tránh những tính toán, tranh chấp không cần thiết giữa con cái.
Nhìn chung, nếu con cái hiếu thảo, hiểu đạo lý, vậy thì dù nói cho chúng biết số tiền tiết kiệm của mình, đó cũng không phải vấn đề quá lớn; nếu con cái không đủ hiếu thảo, vậy thì cha mẹ nên quản lý số tiền tiết kiệm cẩn trọng hơn, tránh gây ra mâu thuẫn trong gia đình. Người cao tuổi cần xử lý đúng đắn vấn đề tiền tiết kiệm dựa trên hoàn cảnh thực tế và đặc điểm tính cách của con cái để đảm bảo những năm cuối đời sống hạnh phúc, bình yên.
Đời sống & pháp luật