Cổ nhân dạy 'Phú quý không kết 3 bạn, nghèo khó không tìm 3 người': Giàu hay nghèo vẫn phải biết chọn bạn mà chơi, nếu không cuộc đời càng dễ xuống dốc
Kinh nghiệm được truyền lại từ cổ nhân luôn là những bài học cuộc sống đáng quý. Lúc giàu có hay khi khốn khó vẫn cần ghi nhớ để tránh kết bạn với những kiểu người độc hại sau.
- 27-11-2022Trả hết nợ để mua 2 căn nhà, triệu phú tự thân 39 tuổi vẫn hối hận vì lý do chẳng ai ngờ: 'Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt'
- 26-11-2022'Bảo vật Hàn Quốc' Son Heung-min giàu cỡ nào?
- 26-11-2022Công ty Trung Quốc nợ hàng chục tỷ NDT của hơn 100.000 nhà đầu tư, giám đốc tuyên bố 'Tôi sẽ không bỏ chạy' nhưng sau đó mất liên lạc
- 24-11-2022‘Ông hoàng kinh doanh’ Kazuo Inamori: Đối mặt với nghịch cảnh hãy nhớ 6 lời khuyên này, khó khăn đến mấy vẫn xoay chuyển được tình thế
- 22-11-2022Nhỏ bé, ít ai biết nhưng đây là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất châu Phi, được mệnh danh là 'Vườn địa đàng' cuối cùng trên trái đất
Cuộc đời là vòng luân hồi của sự giàu có và nghèo khổ. Con người chúng ta có lúc thành công, thì cũng không tránh được khi sa cơ lỡ vận. Cổ nhân có câu “Phú quý không kết 3 bạn, nghèo khó không tìm 3 người” mong muốn nhắn nhủ thế hệ sau bất kể nghèo hay giàu hãy kết giao với những người phù hợp. Có như vậy thì người giàu mới duy trì và tích lũy được thêm tài sản, người nghèo khó nhanh thoát khỏi nghịch cảnh mà vươn lên.
Người giàu không kết giao với 3 loại bạn
1. Người chỉ quan tâm đến lợi ích
2. Người theo chủ nghĩa khoái lạc
Những người theo chủ nghĩa khoái lạc luôn muốn né tránh khổ đau, mưu cầu lạc thú và dễ bị những ham muốn nuốt chửng. Giao du với những người này, bạn dễ cuốn theo những cuộc vui của họ, tiêu tốn tài sản không đáng và dễ sinh ra lười biếng, ỷ lại, chỉ thích “ăn không ngồi rồi”.
Mà lười biếng lại là con đường nhanh nhất để hủy hoại một con người. Đó là lý do người thế hệ trước tin rằng khi đã giàu có, chúng ta cần tránh xa những người lười lao động, không có chỉ tiến thú mà chỉ biết ham vui.
3. Người hành động không màng đến đạo đức
Đạo đức quyết định đến hành vi của con người. Người xưa luôn cho rằng làm người chắc chắn không thể sống thiếu đức hạnh, đất nước không thể thịnh vượng khi người dân không màng đến đạo đức.
Vừa có tài vừa có đức, chắc chắn sẽ được trọng dụng, có tài nhưng không có đức thì cơ hội có hạn, vừa không có tài vừa không có đức thì chẳng có ai coi trọng. Những người coi thường đạo đức là đối tượng chắc chắn người giàu phải tránh xa, kết bạn càng lâu càng dễ lệch lạc trong suy nghĩ.
Người nghèo đừng tìm sự giúp đỡ từ 3 loại người
1. Người coi thường bạn
Thực tế cuộc sống con người luôn có lúc “thất thế”, lúc đó bạn mới nhìn thấu được những mối quan hệ xung quanh. Chắc chắn sẽ có người chỉ chờ khi bạn gặp sóng gió sẽ tỏ ý coi thường bạn.
Với những người như vậy, dù khó khăn đến mấy người đang trong tình cảnh nghèo khó cũng đừng nên đừng mở lời với họ. Bởi họ gần như sẽ không chịu giúp bạn, mà chỉ lấy những khó khăn, thất bại bạn vừa trải qua trở thành chủ đề bàn tán. Họ cũng sẵn sàng dùng những lời châm biếm, cay nghiệt và làm bạn dễ nhụt chí, không có động lực thoát khỏi nghịch cảnh.
2. Người không biết ơn bạn
Với những người bạn từng giúp đỡ nhưng nay biết bạn khốn khó không có động thái muốn hỗ trợ bạn dù họ hoàn toàn dư dả tài chính, đủ để thấy những người này không hề có khái niệm “biết ơn”, càng không đặt bạn trong tâm trí họ. Vậy nên bạn càng không nên tiếp tục giao du với họ để tránh tiếp tục tránh đặt niềm tin và cả lòng tốt nhầm chỗ.
3. Người giúp bạn vì động cơ
Nếu bạn tìm đến sự giúp đỡ của một người và họ ngay lập tức đồng ý với yêu cầu của bạn, hãy cảnh giác. Bởi có thể họ giúp bạn không phải vì mối quan hệ thân thiết hay đơn thuần là thấy khó giang tay cứu giúp, mà bởi họ có động cơ khác. Để nhận được sự hỗ trợ từ họ, có thể bạn sẽ phải trả một cái giá đắt hơn thế.
Hoàn cảnh nghèo khó dễ làm chúng ta trở nên cảm tính, không suy nghĩ lý trí. Nhưng cũng đừng vì khó khăn mà dễ dàng chấp nhận đánh đổi với những người này bởi bạn hoàn toàn không biết họ đang suy tính gì trong đầu.
Theo Toutiao
Thể thao & văn hóa