MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nhất thiết phải "bêu tên" doanh nghiệp nợ thuế?

Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bêu tên doanh nghiệp nợ thuế, thậm chí ngăn chặn sử dụng hoá đơn, thủ tục hải quan là hết sức nhạy cảm.

Đó là chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp khi Cục thuế Đồng Nai "bêu tên" hàng loạt doanh nghiệp liên quan đến việc nợ thuế hàng trăm tỉ đồng trên địa bàn tỉnh.

Có nhất thiết phải… "bêu tên"?

Theo đó, trong danh sách nợ thuế mà Cục Thuế Đồng Nai "bêu tên" đợt này không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp trong nước, mà còn có 26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng nợ 147,9 tỷ đồng.

Có nhất thiết phải bêu tên doanh nghiệp nợ thuế? - Ảnh 1.

Cục Thuế Đồng Nai "bêu tên" hàng loạt các doanh nghiệp nợ thuế trong nước, trong đó có 26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng nợ 147,9 tỷ đồng.


Cụ thể, theo danh sách nợ thuế vừa được Cục Thuế Đồng Nai công bố, có 112 doanh nghiệp trên địa bàn nợ thuế, với tổng số tiền 575 tỷ đồng.

Đứng đầu là một doanh nghiệp sản xuất cồn, có trụ sở tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, với số nợ 86,2 tỷ đồng. Hiện tại, cơ quan thuế đang áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với công ty này là phong tỏa tài khoản.

Kế đến là doanh nghiệp có địa chỉ tại đường số 11, khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, với số nợ 35,9 tỷ đồng. Một doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trụ sở tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, nợ 29,3 tỷ đồng. Cả hai doanh nghiệp này, cơ quan thuế hiện đã ngăn chặn việc sử dụng hóa đơn.

Tiếp đến là một doanh nghiệp có địa chỉ ở đường số 8, khu công nghiệp Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, thị trấn Hiệp Phước, nợ 28 tỷ đồng. Biện pháp cưỡng chế mà cơ quan thuế áp dụng là phong tỏa tài khoản để có thể thu hồi nợ thuế trực tiếp từ ngân hàng.

Đáng chú ý, một doanh nghiệp có địa chỉ tại D04, khu quy hoạch dân cư, ấp Đồng Nai, phường Hóa An, thành phố Biên Hòa, với mức nợ thuế hơn 20 tỷ đồng, biện pháp cưỡng chế mà cơ quan thuế áp dụng là "không cho làm thủ tục hải quan".

Đặc biệt, trong danh sách nợ thuế bị Cục Thuế Đồng Nai "bêu tên" đợt này còn có 26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng nợ 147,9 tỷ đồng. Trong đó, 2 doanh nghiệp trong Khu đô thị Phú Hội nợ hơn 100 tỷ đồng…

Cần phân loại và giải pháp hiệu quả

Liên quan tới việc Cục thuế tỉnh Đồng Nai bêu tên các doanh nghiệp nợ thuế, sử dụng các biện pháp ngăn chặn như: phong toả tài khoản, hoá đơn, thủ tục hải quan, ông Nguyễn Văn Thuấn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhật Quang, chia sẻ: Miễn thuế, giãn thuế cho các doanh nghiệp do dịch bệnh Covid-19 đã được Chính phủ chỉ đạo và đã có trong quy định. Tuy nhiên, việc cơ quan thuế bêu tên doanh nghiệp nợ thuế, thậm chí ngăn chặn sử dụng hoá đơn, thủ tục hải quan ở thời điểm hiện tại là hết sức nhạy cảm.

Cũng theo ông Thuấn, việc thu thuế cần dựa trên cơ sở phân nhóm nợ như: các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, đánh giá chi tiết từng khoản, theo từng tờ khai, từng doanh nghiệp…để có giải pháp thu hồi nợ thuế hiệu quả.

Bên cạnh đó, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố cũng đã có các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách, thu hồi nợ thuế nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao như: Mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế qua ngân hàng kết nối với cổng thanh toán điện tử của Hải quan; Chủ động rà soát các văn bản pháp luật có liên quan để kiến nghị cấp trên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ; Khảo sát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật và kim ngạch XNK của các doanh nghiệp có số thu lớn, thường xuyên làm thủ tục tại Chi cục để có cơ chế ưu tiên phù hợp với điều kiện của đơn vị, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.

"Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp liên quan tới XNK thì cần chú ý tới từng trường hợp cụ thể, như: hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định mới tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP, thu hút doanh nghiệp gia tăng hoạt động XNK, qua đó tăng thu ngân sách" – ông Thuấn nói.

Có nhất thiết phải bêu tên doanh nghiệp nợ thuế? - Ảnh 2.

Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân cũng như các doanh nghiệp. , iệc cơ quan thuế bêu tên doanh nghiệp nợ thuế, thậm chí ngăn chặn sử dụng hoá đơn, thủ tục hải quan là hết sức nhạy cảm.

Đồng quan diểm, ông Nguyễn Văn Viễn- Giám đốc Cty TNHH Vận tải Mai Nguyễn, cho rằng: Việc thu thuế cho ngân sách nhà nước là rất cần thiết, do đó, cục thuế, hải quan các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện đồng bộ giải pháp thu, trong đó tập trung vào các giải pháp thu hồi, xử lý nợ thuế, không để phát sinh nợ thuế mới.

Bên cạnh đó, các cục thuế, cục hải quan tỉnh, thành phố cũng cần có các giải pháp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời tháo gỡ khó khăn phát sinh cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế qua ngân hàng kết nối với cổng thanh toán điện tử của Hải quan; Chủ động rà soát các văn bản pháp luật có liên quan để kiến nghị cấp trên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ; Khảo sát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật và kim ngạch XNK của các doanh nghiệp có số thu lớn, thường xuyên làm thủ tục tại Chi cục để có cơ chế ưu tiên phù hợp với điều kiện của đơn vị, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.

"Do đó, việc bêu tên các doanh nghiệp và các giải pháp khác để thu thuế trong trường hợp các doanh nghiệp chây ì, cố tình chiếm dụng là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, việc bêu tên các doanh nghiệp nợ thuế trong hoàn cảnh dịch Covid- 19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và XNK trong lúc này là khá nhạy cảm. Vì vậy, các cơ quan thuế cần lưu ý và chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc này" – ông Viễn nói.

Theo Ngân Giang

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên