MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có phải cứ thông minh thì chắc chắn thành công?

10-05-2017 - 17:49 PM | Sống

Phải thông minh như thế nào bạn mới trở thành một doanh nhân thành đạt? Những chương trình đào tạo phải tốt đến đâu để trở thành một vận động viên ưu tú? Một chương trình giảm cân phải hoàn hảo đến độ nào để đốt cháy hết mỡ béo trong cơ thể?

Đây là những câu hỏi chúng ta không thường tự hỏi bản thân nhưng chúng lại được xây dựng vào đức tin và hành động của chúng ta về nhiều giai đoạn của cuộc đời. Chúng ta thường nghĩ rằng lý do chúng ta chưa thành công là do chúng ta chưa tìm được chiến lược đúng đắn hoặc chúng ta không được sinh ra mà không có tài năng.

Có thể đó là sự thật. Hoặc, có thể có một vế chưa được kể đến trong câu chuyện này…

"The Termites "

Năm 1921, một nhà tâm lý học tại Đại học Stanford có tên Lewis Terman đã đưa ra một nghiên cứu không hề giống bất kỳ nghiên cứu nào trước đó.

Terman bắt đầu bằng cách lựa chọn ra 1000 học sinh thông minh nhất ở California trong độ tuổi từ lớp 3 đến lớp 8 bằng cách đo lường chỉ số IQ. Sau nhiều bài kiểm tra đánh giá, Terman cuối cùng đã tập hợp được 656 học sinh nam và 672 học sinh nữ. Những đứa trẻ này được biết đến với cái tên là "The Termites".

Termen và nhóm của ông đã bắt đầu kiểm tra bọn trẻ với tất cả những cách họ có thể nghĩ ra. Họ theo dõi chỉ số IQ, phân tích xem những học sinh đó sở hữu bao nhiêu cuốn sách ở nhà, kiểm tra lịch sử y tế của chúng… Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu.

Điều khiến nghiên cứu của Terman đặc biệt là đây là nghiên cứu theo chiều dọc đầu tiên, có nghĩa Terman vẫn tiếp tục theo dõi và kiểm tra những học sinh trong nhiều năm sau đó. Nghiên cứu này được biết đến rộng rãi với tên Genetic Studies of Genius, thu thập dữ liệu từ các học sinh trong suốt cuộc đời họ.

Sau nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một điều rất thú vị.

Lý thuyết ngưỡng

"Mặc dù nhiều người tiếp tục đánh đồng thông minh với thiên tài, một kết luận quan trọng từ nghiên cứu Terman chỉ ra rằng có IQ cao không tương đương với việc rất sáng tạo. Những nghiên cứu sau đó của các nhà nghiên cứu khác đã củng cố kết luận của Terman, dẫn đến điều chúng ta vẫn gọi là Lý thuyết ngưỡng. Lý thuyết này chỉ ra rằng ở một mức độ nhất định, trí thông minh không có nhiều ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo: hầu hết những người sáng tạo đều khá thông minh, nhưng họ không đến mức thông minh tuyệt đỉnh. Với chỉ số thông minh 120, một người sẽ được coi là rất thông minh nhưng không đặc biệt đến mức vậy, thường chỉ đủ cho một thiên tài sáng tạo".

Nằm trong top 1% thông minh không hề có mối tương quan nào với khả năng sáng tạo tuyệt vời. Thay vào đó, bạn chỉ cần đạt ngưỡng thông minh tối thiểu, theo sau đó là những bài tập thực hành, đưa chúng vào những danh sách ưu tiên và phát triển những kỹ năng cần thiết.

Một số giáo sư tâm lý học thích sử dụng ví dụ về cầu thủ bóng bầu dục NFL để giải thích về vai trò của trí thông minh và thành công. Nếu bạn phân tích hiệu suất và hiệu quả của những người hộ pháp và so sánh cân nặng của họ, bạn có thể thấy được kết quả. Không phải người có cân nặng lớn nhất là người giỏi nhất. Tuy nhiên, những người hộ pháp trong NFL đều có cân nặng trên 300 pound. Đó là ngưỡng để bạn có thể có được vị trí trong đội bóng. Chúng ta có thể tư duy về trí thông minh theo cách tương tự.

Có phải cứ thông minh thì chắc chắn thành công? - Ảnh 1.

Lý thuyết ngưỡng trong đời sống thường nhật

Nếu bạn nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy rằng Lý thuyết Ngưỡng áp dụng cho rất nhiều điều trong cuộc sống. Có một ngưỡng tối thiểu năng lực là điều bạn cần có trong bất cứ nỗ lực nào. Thành công hiếm khi đơn giản như việc "chỉ cần làm việc chăm chỉ hơn".

Tuy nhiên, vượt quá ngưỡng đó, sự khác biệt sẽ nằm ở những người tập trung vào công việc và những người bị phân tâm. Một khi đã nắm bắt được điều cơ bản phải làm, việc quan trọng tiếp theo là về tính nhất quán khi thực hiện những điều đó. Khi đã hiểu được nền tảng này, thực hành nhiều và chúng sẽ hình thành thói quen cho bạn.

Một số ví dụ ...

Viết: Giả sử bạn đã hiểu các nguyên tắc cốt lõi để viết và những điều cơ bản của ngữ pháp, điều quyết định khả năng của bạn trở thành cây bút cừ khôi là viết nhiều hơn nữa. Khi bạn đạt đến ngưỡng của việc viết một câu tử tế, điều dẫn đến thành công là viết nhiều hơn nữa.

Doanh nhân: Giả sử bạn biết những gì các thước đo quan trọng nhất là đối với doanh nghiệp của bạn, điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất là tập trung vào chỉ số đó mỗi ngày. Một khi bạn vượt qua ngưỡng cơ bản của việc biết phải làm gì mỗi ngày, điều quan trọng nhất là tiếp tục những công việc đó và không xao nhãng.

Nếu bạn hoàn toàn "non và xanh" trong một lĩnh vực thì rất có thể bạn chưa học tập đủ để vượt qua ngưỡng tối thiểu của lĩnh vực đó. Tuy nhiên đối với hầu hết mọi người, chúng ta có đủ hiểu biết để thực hiện quá trình tiến đến ngưỡng đó. Điều này không hề liên quan đến việc bạn thông minh hay có nhiều kỹ năng đến đâu mà là việc gạt bỏ sự mất tập trung và thực hiện điều chúng ta đang cố gắng.

Theo Diệu Bảo

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên