Cổ phiếu chứng khoán bất ngờ tăng tốc, bộ đôi HCM và MBS "rủ nhau" vượt đỉnh lịch sử
Dòng tiền đổ dồn vào nhóm chứng khoán đẩy giao dịch tại nhiều mã cổ phiếu trở nên sôi động, lọt top đầu về thanh khoản trên toàn thị trường.
- 25-09-2024Phó Tổng Giám đốc An Phát Holdings (APH) “rời ghế” sau sự rút lui bất ngờ của Chủ tịch Phạm Ánh Dương
- 25-09-2024Công ty chứng khoán có chủ tịch 9x là thế hệ F2 của TC Group được chấp thuận niêm yết trên HoSE
- 25-09-2024TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch đầy khởi sắc. Đà tăng điểm của chỉ số chính được hỗ trợ bởi các nhóm ngành trụ cột, tâm điểm là nhóm chứng khoán đua nhau “bùng nổ” và đón nhận dòng tiền tích cực.
Đáng chú ý, cổ phiếu MBS, VIX chứng kiến mức tăng mạnh tới gần 6%. Theo sau, hàng loạt mã khác như SSI, VCI, VDS, SHS, AGR, VND, HCM,… đều đóng cửa với biên độ tăng tích cực từ gần 2% tới hơn 3% giá trị.
Thậm chí, cổ phiếu MBS và HCM đồng thuận tăng tốt, cùng chốt phiên tại mốc 31.200 đồng/cp, qua đó đồng thời lập mức đỉnh lịch sử.
Dòng tiền đổ dồn vào nhóm chứng khoán đẩy giao dịch tại nhiều mã cổ phiếu trở nên sôi động, lọt top đầu về thanh khoản trên toàn thị trường. Phải kể tới, VIX, SSI, VND, HCM, VCI,… với khối lượng khớp lệnh cao đột biến từ hơn chục triệu tới gần 40 triệu đơn vị được sang tay.
Một trong những câu chuyện thúc đẩy đà tăng của nhóm cổ phiếu chứng khoán gần đây đến từ việc Thông tư 68/2024/TT-BTC đã chính thức được ban hành, cho phép các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đặt lệnh chứng khoán mà không cần đủ tiền kể từ ngày 02/11 tới đây.
Đánh giá về tác động của Thông tư, Chứng khoán VNDirect cho biết ba tác động đến từ việc chấp thuận đặt lệnh không cần đủ tiền đối với thị trường chứng khoán Việt Nam gồm: (1) Thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hơn khi các quy định của Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế; (2) Kỳ vọng gia tăng dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam và (3) Cải thiện thanh khoản thị trường.
Do đó, nhóm phân tích VNDirect đánh giá ngành chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi phục vụ nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hơn nhờ gia tăng thu nhập từ mảng môi giới khi thanh khoản gia tăng.
Thêm vào đó, đây cũng là một bước tiến quan trọng trong tiến trình nâng hạng của chứng khoán Việt Nam. Thông tư 68/2024/TT-BTC dự kiến sẽ giúp Việt Nam đáp ứng các điều kiện cốt yếu để nâng hạng. VNDirect kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được FTSE và MSCI xếp hạng là thị trường Mới Nổi lần lượt vào năm 2025 và 2026.
Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE và MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi, các quỹ đầu tư mô phỏng các chỉ số này sẽ phân bổ vốn vào thị trường Việt Nam. Mức đầu tư sẽ phụ thuộc vào chiến lược phân bổ của từng quỹ. Các cổ phiếu dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là những cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số FTSE và MSCI.
Mặt khác, việc tháo gỡ nút thắt quan trọng trong quá trình nâng hạng được kỳ vọng sẽ trở thành chất xúc tác để đảo chiều dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một số nhận định cho rằng đà bán ròng của khối ngoại thời gian gần đây là do (1) động thái chốt lời; (2) chênh lệch lãi suất khiến dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên trong đó có Việt Nam; (3) áp lực tỷ giá ảnh hưởng đến hiệu suất đầu tư của các quỹ ngoại trên TTCK Việt Nam.
Trong một nhận định gần đây, Ông Dominic Scriven - Chủ tịch Dragon Capital, chỉ ra các yếu tố trong nước cũng ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại. Hai năm gần đây, Dragon Capital phân tích 80 công ty lớn chiếm khoảng trên 80% giá trị vốn hoá thị trường, nhận thấy không có sự tăng trưởng lợi nhuận. Một thị trường không tăng trưởng lợi nhuận trong 2 năm (2022-2023), nhà đầu tư sẽ bỏ đi. Đây là một yếu tố rất lớn trong tầm nhìn của nhà đầu tư nước ngoài gần đây.
Trong một nhận định gần đây, Ông Dominic Scriven - Chủ tịch Dragon Capital, chỉ ra các yếu tố trong nước cũng ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại. Hai năm gần đây, Dragon Capital phân tích 80 công ty lớn chiếm khoảng trên 80% giá trị vốn hoá thị trường, nhận thấy không có sự tăng trưởng lợi nhuận. Một thị trường không tăng trưởng lợi nhuận trong 2 năm (2022-2023), nhà đầu tư sẽ bỏ đi. Đây là một yếu tố rất lớn trong tầm nhìn của nhà đầu tư nước ngoài gần đây.
Nhịp sống thị trường