Cổ phiếu HDB của HDBank tăng 10 phiên liên tiếp
Theo giới quan sát, có nhiều nguyên nhân khiến giá cổ phiếu HDB đi lên liên tục và được khối ngoại mua vào 13 phiên liên tiếp.
- 14-08-2020HDBank chuẩn bị chia cổ tức và cổ phiếu thưởng đợt 1, tổng tỷ lệ 30%
- 05-08-2020HSC: 6 tháng đầu năm kết quả kinh doanh của HDBank và công ty con HD Saison đều tốt hơn dự kiến
- 30-07-2020Đồng hành cùng khách hàng vượt đại dịch, HDBank vẫn tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm, kiểm soát nợ xấu ở 1,1%
Từ ngày 3/8-14/2020, cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - HoSE) đã tăng 10 phiên liên tiếp, từ 24.400 đồng lên 27.400 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 12,3%.
Điều gì giúp giá cổ phiếu HDB thẳng tiến trong 10 phiên vừa qua? Theo giới quan sát, nguyên nhân đầu tiên là về kết quả kinh doanh, HDBank đã có các chỉ số 6 tháng đầu 2020 khả quan vượt dự báo.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020, tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng nguồn vốn huy động của HDBank đạt 213.932 tỷ đồng, trong đó riêng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 178.524 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cuối năm 2019; Dư nợ tín dụng đạt 168.772 tỷ đồng, tăng 10,3%; Lợi nhuận sau thuế đạt 2.322 tỷ đồng, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Các chỉ số hoạt động khác đều tăng trưởng tích cực.
Đánh giá về hoạt động của HDBank dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 mới đây, bộ phận phân tích của công ty chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam (MBKE) nhận xét "HDBank tăng trưởng như chưa từng có dịch Covid-19". MBKE cho rằng có nhiều động lực để HDBank đi đến kết quả lợi tích cực này, bao gồm: Thu nhập lãi tăng trưởng mạnh, chiếm 90% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng; NIM được cải thiện mạnh, tăng từ 4,8% tại cuối năm 2019 lên 5,2%; Chi phí hoạt động được kiểm tốt và tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục tăng mạnh. Các tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản của HDBank tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu toàn ngành.
Chất lượng tài sản của HDBank cũng được đánh giá cao, theo MBKE là "ngày càng tốt hơn kỳ vọng", với tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của ngân hàng được kiểm soát quanh mức 1,1%. HDBank cũng đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC trước hạn.
Trong khi đó báo cáo nhanh về HDBank của Công ty chứng khoán Tp Hồ Chí Minh (HSC) trên các chỉ tiêu lợi nhuận quý 2 và 6 tháng đầu 2020 cũng khẳng định HDBank tăng trưởng ngoài dự báo của các nhà phân tích. Lợi nhuận của HDBank đạt 2.322 tỷ đồng, tăng 30,8% so với cùng kỳ - là mức cao hơn 15% so với dự báo của HSC cho 6 tháng đầu năm và bằng 57,3% dự báo cho cả năm.
HSC đồng thời điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận sau thuế của HDBank năm 2020 lên 4.089 tỷ đồng (tăng 13,4 tỷ đồng), tăng 8,6% so với dự báo trước đó, chủ yếu do tăng trưởng tín dụng cao hơn giả định và tỷ lệ nợ xấu hình thành thấp hơn do Covid-19. Đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư duy trì mua HDB trên phương pháp thu nhập thặng dư với giá mục tiêu phù hợp 33.700 đồng.
Nguyên nhân thứ hai khiến cổ phiếu là do trên thị trường, HDB đang là một trong số các cổ phiếu hiếm hoi còn room ngoại nhưng còn đang bị định giá thấp. Khoảng tiềm năng tăng giá còn trống sắp tới rất lớn khiến nhiều nhà đầu tư đã nhìn ra. Thực tế, các nhà đầu tư ngoại đã chuyển từ bán ròng sang mua ròng HDB khi tính tới ngày 14/8 đã có 13 phiên liên tiếp mua ròng với khối lượng mua vào HDB đạt khoảng 3 triệu cổ phiếu.
Một thông tin tích cực khác cũng khiến các nhà đầu tư tranh thủ cơ hội HDB còn ở mức giá thấp so với định giá để mua vào nhằm trực tiếp hưởng lãi tức cao, là từ đợt chia cổ tức và cổ phiếu thưởng để tăng vốn đợt 1 với tổng tỷ lệ 30% sắp tới của HDBank. Được biết trong năm nay ngân hàng đã thông qua kế hoạch trả cổ tức và cổ phiếu thưởng tỷ lệ tổng cộng tới 65%.
Nhịp sống kinh tế