Cơ thể có 4 điểm bất thường ngầm cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc tiểu đường giai đoạn cuối rất cao
Tiểu đường cũng là một trong những căn bệnh mà người trẻ có nguy cơ mắc phải rất cao nên tuyệt đối đừng để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng bạn nhé!
- 01-10-20213 sai lầm thường gặp khiến sữa chua không những mất hết lợi khuẩn mà còn gây ung thư được chuyên gia chỉ rõ
- 01-10-2021Con trai 4 tuổi hóc xương cá, bố kiên quyết không làm 3 việc để cứu mạng con, bác sĩ hết lời khen ngợi
- 01-10-2021Thịt bò giàu dinh dưỡng thật nhưng cứ ăn theo 3 cách sau thì chẳng mấy mà ung thư tìm tới
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, xuất hiện khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, chỉ cần kiểm soát lượng đường trong máu là bạn có thể đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Ở giai đoạn giữa và cuối, bệnh tiểu đường sẽ mang đến nhiều biến chứng khác nhau, có thể ảnh hưởng đến mắt, thận, mạch máu, tim và các cơ quan khác. Nếu 4 biểu hiện bất thường sau đây xuất hiện thì nguy cơ bệnh tiểu đường đã chuyển sang giai đoạn nặng là rất cao.
1. Tầm nhìn không rõ ràng
Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, dễ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau về mắt. Ban đầu, sẽ có triệu chứng như nhìn mờ không rõ do sự gia tăng không kiểm soát của lượng đường trong máu. Bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không chủ động chữa trị sớm, thậm chí còn có khả năng gây mù mắt.
2. Gặp phải tình trạng protein niệu
Đây là tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu và khả năng cao cảnh báo cơ quan thận đang gặp vấn đề. Khi bệnh tiểu đường chuyển sang giai đoạn nặng sẽ có nguy cơ làm tổn thương chức năng thận. Quá trình lọc của thận bị ảnh hưởng và protein chảy vào nước tiểu qua thận. Ban đầu chỉ có một lượng nhỏ protein trong nước tiểu, nhưng càng ngày bệnh càng nặng hơn sẽ làm sự tổn thương của thận ngày càng nghiêm trọng. Điều này làm lượng protein bị kết tụ ngày càng nhiều tạo thành hiện tượng protein niệu.
3. Mắc bệnh về tim mạch và mạch máu não
Hơn một nửa số ca tử vong do bệnh tiểu đường có liên quan đến các bệnh tim mạch và mạch máu não. Lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra bệnh mạch máu và tắc nghẽn. Một khi dòng máu bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não khác nhau như xơ vữa động mạch, xuất huyết não và bệnh teo cơ… Các bệnh này đột ngột tăng cao sẽ làm mất cơ hội chữa trị và rất dễ dẫn đến tử vong.
4. Suy tim, nhồi máu cơ tim
Trái tim là bộ máy hoạt động của cơ thể con người, khi bệnh tiểu đường phát triển đến giai đoạn nặng thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tim, kéo theo những biến đổi bệnh lý khác nhau. Một khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong tim. Nếu bệnh nặng hơn, tim sẽ xuất hiện các triệu chứng như suy tim hoặc nhồi máu rất nguy hiểm.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet
Tổ quốc