5 bất thường tưởng không liên quan nhưng là dấu hiệu phổi đang SUY YẾU: 4 lưu ý để dưỡng phổi tốt, sinh khí lưu thông, kéo dài tuổi thọ
Mùa thu đông, không khí lạnh tràn về, phổi mềm yếu dễ tổn thương, đường mũi họng và bì mao thông với không khí bên ngoài, gió độc rất dễ xâm nhập gây ra các bệnh về hô hấp như ho, hen suyễn. KHi có các biểu hiện này thì phổi của bạn đã suy yếu, cần thăm khám gấp để bồi dưỡng, sớm phục hồi.
- 14-12-2021Khi bị ung thư phổi tấn công, cơ thể sẽ “réo lên” 5 tín hiệu: Thức giấc lúc 3 giờ sáng chớ coi thường, người đoản mệnh phần lớn là do lỗi chủ quan
- 16-12-20218 loại rau quả "rẻ bèo", bán đầy chợ Việt cực bổ phổi, lợi hô hấp: Bếp nhà nào cũng có nhưng ít người biết cách tận dụng
- 29-11-2021Người đàn ông 56 tuổi sống lành mạnh, không hút thuốc bị ung thư phổi: Bác sĩ chỉ ra thủ phạm là món ăn rất nhiều người Việt ưa thích, nhưng rất có hại
Tiết trời mùa thu và phổi gần giống nhau. Mùa thu xơ xác tiêu điều làm dịu tiết trời mùa hè oi bức; khai thông khí phổi kìm hãm bệnh tâm hỏa nghiêm trọng hơn. Mùa thu, sự vận động khí huyết trong cơ thể cũng theo tiết "gom thu" (kết thúc mùa thu) mà suy yếu, dần dần chuyển sang "đông tàng" (lập đông).
Nên trong mùa lạnh như hiện nay, chúng ta phải bảo vệ phổi thật tốt. Khi bảo vệ phổi cẩn thận, cơ thể đón nhận được nhiều khí oxi hơn, xác suất kéo dài tuổi thọ cũng tăng cao.
Khi phổi không khỏe, cơ thể sẽ biểu hiện 5 bất thường dưới đây, bạn cần chú ý:
1. Khí phổi không đủ hoặc tràn khí màng phổi
Khí phổi không đủ: tinh thần uể oải, cả người mệt mỏi, lười nói chuyện, ho khan, thở dốc, khi làm việc vất vả cảm thấy hơi khó thở.
Tràn khí màng phổi: ho, hen suyễn, hơi thở ngắn; nếu không phải do dị ứng hoặc khí quản bị kích thích mà ho thì nhiều trường hợp là do khí trong phổi không sạch sẽ, trào ngược làm cổ họng khò khè, dẫn đến ho khan.
Ảnh: Vinmec
2. Tức ngực, nhiều đờm, ho đờm hoặc ho ra máu
Ho đờm: nguyên nhân chủ yếu do phổi không được khai thông và làm sạch, sự bay hơi của nước bọt gặp trở ngại tích tụ nhiều thành đờm; hoặc do suy kiệt lá lách, tích tụ đờm dạng sệt, ướt gây nên.
Ho ra máu: phần lớn do đờm uất hóa nhiệt, nóng gan ảnh hưởng đến phổi, bỏng phổi gây nên.
3. Tắc mũi, chảy nước mũi
Khi phổi gặp vấn đề, mũi sẽ liên tục chảy nước. Tình trạng của phổi phản ánh qua đặc điểm của nước mũi như sau:
Phổi bị lạnh: nước mũi trong suốt.
Phổi bị nóng: nước mũi vàng đục.
Xơ phổi: mũi khô.
Ảnh: Phòng khám CHAC
4. Da khô, đầu nhiều gầu
Phổi bị nóng: da dễ bị dị ứng, da khô, đầu nhiều gầu.
Trong lý luận của Trung y, phổi làm chủ bì mao (phần bên ngoài gồm da, lông, tuyến mồ hôi). Phổi tuyên phát không thông ảnh hưởng đến sự bài tiết của bì mao, lỗ chân lông hở. Vì vậy, người bị nóng phổi làn da thường giống như không tắm sạch được, da không đều màu, khô ráp.
5. Bị táo bón hoặc tiêu chảy
Phổi có quan hệ biểu lý với đại tràng (quan hệ giữa ngũ tạng với lục phủ), vì thế khi phổi không khỏe thì đường tiêu hóa cũng gặp vấn đề:
Đại tràng khô: táo bón, khó đi đại tiện
Đại tràng nhiệt ẩm: tiêu chảy hoặc có nước loãng màu vàng, phân dính bồn cầu
Trong ngũ hành, phổi và đại tràng đều thuộc Kim, phổi thuộc âm tại nội, đại tràng thuộc dương tại ngoại. Nếu phổi đưa khi đi xuống (túc giáng) bình thường thì đại tràng cũng lưu thông bình thường, đại tiện dễ dàng.
Vậy làm thế nào để dưỡng phổi tốt hơn?
1. Cân bằng nóng và lạnh trong cuộc sống thường ngày
Thời tiết thay đổi cần kịp thời điều chỉnh lượng quần áo nhiều ít. Phòng ở nên thông thoáng gió, giữ gìn không khí trong lành. Người bệnh cố gắng tránh tiếp xúc với những chất khí gây khó chịu và bụi bặm,…càng nên cai thuốc lá.
Người bệnh nên chọn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, kiêng đồ cay nóng, rượu, đồ tươi sống và nguội lạnh.
2. Lựa chọn thực phẩm dưỡng phổi
Phổi không tốt gây ra nhiều bệnh. Nhắc đến dưỡng phổi, có lẽ mọi người nghĩ đến quả lê tuyết và mộc nhĩ đầu tiên. Tác dụng làm ẩm phổi của một loại thực phẩm riêng lẻ có hạn. Trong sách "Hoàng đế nội kinh" có ghi chép một phương pháp làm ẩm phổi nhờ thực phẩm, được cho là "nhân viên dọn dẹp" phổi.
Chuẩn bị: quả la hán, quả lười ươi, hoa cúc, lá tỳ bà, cam thảo. Sau đó gói lại thành túi trà, ngâm trong nước nóng năm phút; giúp làm sạch cổ họng, ẩm phổi giảm ho.
3. Phải kiên trì tập luyện thể dục
Vận động thích hợp như tản bộ, chạy chậm, tập thái cực quyền… giúp tăng cường khả năng kháng bệnh, tà ngoại không xâm nhập được; phổi hoạt động liên tục ngăn ngừa thối rữa. Tập thể dục điều độ thúc đẩy sự lưu thông khí trong cơ thể, nâng cao chức năng phòng ngự của khí huyết, ngăn ngừa bệnh tật.
4. Giữ gìn tâm trạng thoải mái
Phổi thuộc Kim, gan thuộc Mộc, Kim khắc Mộc. Tâm trạng không thoải mái gây ra khí gan không cân bằng, khí gan hoành nghịch ảnh hưởng đến phổi, dẫn đến các bệnh về phổi. Vì vậy, làm người cần có tấm lòng rộng mở, không vì vật chất, được mất mà sung sướng hay đau lòng, giữ gìn trái tim trong sạch.
Ảnh: Internet
Tóm lại, phổi khỏe mạnh liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Hô hấp thúc đẩy phổi đảm nhận trọng trách bảo đảm cơ thể hoạt động bình thường. Chúng ta cũng nên bảo vệ phổi thật tốt, cung cấp cho phổi một môi trường sống chất lượng và thường xuyên quan sát biến đổi của phổi. Vì sức khỏe lâu dài, hãy bảo vệ lá phổi của mình thật tốt bằng cách bổ sung nhiều nước, ăn uống điều độ, tập luyện thường xuyên, sống có kỷ luật...