Cơ thể xuất hiện 6 dấu hiệu này, coi chừng thận đang 'kêu cứu'
Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh thận là điều quan trọng để can thiệp kịp thời, bảo tồn chức năng thận.
- 07-01-2024Đêm nào đi ngủ cũng thấy cơ thể phát ra 5 "tín hiệu" bạn cần đi khám khẩn cấp để tránh suy thận
- 05-01-2024Sau 60 tuổi, cơ thể không mắc 4 loại bệnh này thì yên tâm sống thọ
- 04-01-2024Khi ung thư tuyến tụy ‘gõ cửa’, cơ thể sẽ có 5 điểm bất thường này: Có 1 cũng nên đi khám ngay
Thận là cơ quan có hình hạt đậu, nằm ngay dưới khung xương sườn, có kích thước gần bằng nắm tay. Một người bình thường sẽ có 2 quả thận nằm đối xứng ở hai bên cột sống thắt lưng.
Thận thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Thế nhưng, triệu chứng của bệnh thận lại rất mờ nhạt, khó phát hiện. Thậm chí nhiều người khi phát hiện ra, bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Tiến sĩ Mahesh Prasad, bác sĩ chuyên khoa thận của Bệnh viện Wockhardt (Ấn Độ), cho biết: “Bệnh thận mạn tính thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thận”. Vị chuyên gia nói thêm, các yếu tố khác như tuổi cao, trẻ nhẹ cân khi sinh ra, sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính, béo phì và sỏi thận cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.
Chính vì thế, việc phát hiện sớm được các dấu hiệu của bệnh thận là rất quan trọng để bảo tồn chức năng thận, ngăn bệnh tiến triển nặng. Tiến sĩ Prasad đã chỉ ra 6 dấu hiệu sau đây cảnh báo các vấn đề về thận.
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
1. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc là những vấn đề thường gặp ở những người có các vấn đề về thận. Tiến sĩ Prasad giải thích: “Khi chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, các chất độc sẽ đọng lại trong máu thay vì được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Điều này có thể khiến bệnh nhân bị khó ngủ”.
Ngoài ra, những người mắc bệnh thận, đặc biệt là bệnh thận mạn tính thường gặp chứng ngưng thở khi ngủ nhiều hơn so với người bình thường.
2. Khô và ngứa da
Ngoài vấn đề về giấc ngủ, việc chất độc đọng lại trong máu cũng có thể gây ra các triệu chứng bất thường trên da. Tiến sĩ Prasad cho hay: “Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới xương hoặc thừa/thiếu các khoáng chất. Tuy nhiên, đây cũng có thể là những biểu hiện của bệnh thận ở giai đoạn tiến triển khi thận không thực hiện được chức năng cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu”.
3. Phù nề
Khi thận không loại bỏ được chất lỏng dư thừa, bạn có thể bị sưng hoặc phù nề ở một số vị trí, ví dụ như chân, mắt cá chân, tay và quanh mắt.
Việc bị mất một lượng lớn protein qua đường tiểu khi chức năng thận suy giảm cũng có thể dẫn tới hiện tượng phù nề ở những vị trí nêu trên.
4. Chuột rút
Chuột rút là tình trạng phổ biến ở những người mắc bệnh thận. Đây có thể là hậu quả của tình trạng mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải, tổn thương thần kinh hoặc các vấn đề về lưu lượng máu. Theo tiến sĩ Prasad, tất cả các tình trạng này đều có thể gây suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, nồng độ canxi thấp và việc không kiểm soát được lượng phốt pho trong cơ thể cũng dẫn tới chuột rút.
5. Thay đổi trong thói quen tiểu tiện
Tiến sĩ Prasad chia sẻ, nếu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thận.
6. Chán ăn
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, khi chức năng lọc của thận suy giảm, bệnh nhân có thể cảm thấy chán ăn và bị sụt cân.
Làm gì để thận luôn khỏe mạnh?
Theo tiến sĩ Prasad, để giữ cho thận luôn khỏe mạnh, mọi người nên thực hiện những điều sau đây:
- Có chế độ tập luyện thường xuyên. Đối với những người muốn tập một môn thể thao mới, hãy xin tư vấn của chuyên gia .
- Giữ cân nặng ở mức vừa phải.
- Có chế độ ăn uống khoa học với nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay.
- Không uống quá nhiều nước để tránh gây áp lực lên thận. Theo Mayo Clinic, việc uống quá nhiều nước khiến thận không thể loại bỏ được lượng nước dư thừa, đồng thời làm hạ natri máu. Theo chuyên trang sức khỏe của Đại học Harvard (Mỹ), tùy theo thể trạng, mức độ hoạt động, nhiệt độ ngoài trời, lượng nước được khuyến nghị tiêu thụ là khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, mỗi ngày người trưởng thành nên bổ sung trung bình từ 35-40ml nước/kg cân nặng. Lượng nước này bao gồm cả nước canh, nước ép trái cây,...
- Hạn chế rượu bia và không hút thuốc lá. Thuốc lá có thể phá hủy mạch máu và làm giảm lưu lượng máu tới thận.
- Không tự ý sử dụng thực phẩm chức năng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh thận, hãy đi khám sớm để được can thiệp, điều trị kịp thời.
Nguồn: Healthshots, Mayo Clinic
Đời sống & pháp luật
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"