Coi chừng nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” vì món ăn khoái khẩu
Hàu là một thực phẩm chứa nhiều chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, sở thích ăn hàu sống có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đe dọa tính mạng do vi khuẩn Vibrio vulnificus, một vi khuẩn gây các triệu chứng nặng, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm tính mạng.
- 16-08-20214 món khoái khẩu của người Việt chứa nhiều ký sinh trùng: Loại thứ nhất chứa đến 6.000 con, không sơ chế sạch, nấu chín kĩ thì ăn rước họa vào thân
- 16-08-20219 món "khoái khẩu" của gan: Càng ăn uống nhiều, càng giữ được trạng thái khoẻ mạnh cho bộ phận "khổ" nhất nhì cơ thể
- 06-08-2021Sai lầm khi ăn thịt vịt mà đa số người Việt đều gặp phải: 5 món "khoái khẩu" của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu lại rất bẩn và độc!
Vi khuẩn Vibrio vulnificus là gì?
Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn cùng họ với vi khuẩn gây bệnh tả . Nó là một phần của nhóm vi khuẩn Vibrio được gọi là "ưa mặn" vì chúng cần muối. Chúng thường sống ở các vùng nước ấm ven biển. V. vulnificus được tìm thấy trong nước lợ, độ mặn cao với nhiệt độ bề mặt trên 13°C.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ ), cho biết, hiện nay có khoảng 12 loài Vibrio gây bệnh cho người, trong đó có khoảng 100 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm cùng với đó gây ra khoảng 80.000 trường hợp bệnh, 52.000 trong số đó là do ăn hải sản bị ô nhiễm như hàu sống. Theo CDC Hoa Kỳ, nhiều người bị nhiễm trùng vết thương do V. vulnificus cần được chăm sóc đặc biệt hoặc cắt cụt chi và khoảng 20% tử vong.
Vi khuẩn Vibrio vulnificus dưới kính hiển vi.
Một số trường hợp nhiễm vi khuẩn V.vulnificus dẫn đến viêm cân hoại tử, một bệnh nhiễm trùng nặng khiến phần thịt xung quanh vết thương hở bị hoại tử nặng. Nhiều người bị nhiễm vi khuẩn V. vulnificus cần được chăm sóc đặc biệt hoặc phải cắt cụt chi , và khoảng 1/5 số người bị nhiễm trùng này tử vong, đôi khi trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Ai có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio?
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn Vibrio. Nhưng một số người có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và có các biến chứng nghiêm trọng - ví dụ, những người bị bệnh gan hoặc người có khả năng miễn dịch yếu.
Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio khi ăn hàu sống hoặc nấu chưa chín và các loại hải sản khác.
Nhưng bạn cũng có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này khi bạn có vết thương hở và tiếp xúc với hải sản sống hoặc ngâm trong vùng nước bị nhiễm vi khuẩn.
Tuy nhiên những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng là không phổ biến và không phải lúc nào cũng dẫn đến tử vong. Hiện không có bằng chứng về việc lây truyền V. vulnificus từ người sang người.
Ở những người khỏe mạnh, việc ăn phải thực phẩm nhiễm V. vulnificus có thể gây ra các triệu chứng: tiêu chảy , thường kèm theo đau quặn bụng, buồn nôn, nôn và sốt. Những triệu chứng này thường đến dồn dập và hết trong vòng vài ngày.
Ở những người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người bị bệnh gan mạn tính, V. vulnificus có thể nhiễm vào máu, gây ra một loạt các triệu chứng nặng và đe dọa tính mạng, đặc trưng bởi: sốt và ớn lạnh, giảm huyết áp (sốc nhiễm trùng), tổn thương da phồng rộp. Có khoảng 50% trường hợp nhiễm trùng máu do V. vulnificus có thể dẫn đến tử vong.
Đối với nhiễm trùng vết thương, vi khuẩn lan sang phần còn lại của cơ thể gây các triệu chứng sốt, đỏ, đau, sưng, nóng, đổi màu và tiết dịch (chất lỏng bị rò rỉ). Một số trường hợp nhập viện được chẩn đoán mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử, một bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn phá hủy da và mô cơ, có thể gây hoại tử xung quanh vết thương.
Lời khuyên phòng bệnh
Món hàu nướng mỡ hành vừa ngon vừa an toàn.
Để ngăn ngừa nhiễm V. vulnificus, tuyệt đối không nên ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, và tránh tiếp xúc với muối hoặc nước lợ nếu có vết thương hở.
Một số biện pháp ngăn ngừa nhiễm V. vulnificus, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bao gồm cả những người mắc bệnh viêm gan tiềm ẩn: Không ăn hàu sống hoặc các động vật có vỏ sống khác. Nấu kỹ động vật có vỏ (sò, nghêu, trai). Tránh nhiễm chéo hải sản nấu chín và các thực phẩm khác với hải sản sống. Tránh để vết thương hở hoặc vết xước trên da tiếp xúc với nước muối ấm hoặc nước lợ, hoặc với động vật có vỏ sống được thu hoạch từ những vùng ven biển. Nên đeo găng tay khi xử lý động vật có vỏ sống. Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với nước mặn, nước lợ, hải sản sống. Nếu bạn bị vết thương (bao gồm cả vết thương do phẫu thuật, xỏ lỗ hoặc hình xăm gần đây), hãy tạm dừng bơi lội, câu cá thậm chí đi bộ trên bãi biển.
Sức khỏe đời sống