MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con cái sau này có hiếu hay không? Không phải tiền bạc, mà hãy nhìn vào 3 chi tiết nhỏ sau đây

02-02-2024 - 05:35 AM | Sống

Con cái sau này có hiếu hay không? Không phải tiền bạc, mà hãy nhìn vào 3 chi tiết nhỏ sau đây

Những điều dễ bị bỏ qua trong cuộc sống nhưng thực chất lại cho thấy con cái có thực lòng hiếu thảo hay không.

01. Con có quan tâm đến những "điều nhỏ nhặt" trong cuộc sống của bố mẹ không?

Trong cuộc sống thực tế, việc hiếu thảo không nhất thiết phải gắn liền với những việc "đao to búa lớn" như xây nhà báo hiếu, mua tặng bố mẹ những vật dụng đắt tiền… Điều đó đôi khi phụ thuộc vào cách con cái quan tâm, giải quyết các nhu cầu của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Khi cha mẹ gặp một số rắc rối nhỏ trong cuộc sống, nếu con cái thờ ơ, không đóng góp cũng như không quan tâm thì có thể tình cảm đã tồn tại vấn đề.

Trên mạng xã hội, có không ít trường hợp mà các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, chỉ cần cho con trai một căn nhà, một chiếc ô tô là con cái sẽ hiếu thảo với họ. Tuy nhiên, khi họ cần con trai dùng chính chiếc xe đó chở đi làm việc vặt, con trai đã từ chối, cho rằng những việc vặt vãnh này nên do chính cha mẹ tự giải quyết. Như vậy, người con trai này có thực sự nghĩ cho cha mẹ hay không?

Cuộc sống con người bình thường làm sao có thể tách rời những việc nhỏ nhặt như củi gạo dầu muối. Những người con thực sự quan tâm đến cha mẹ thì sao có thể bỏ qua những điều đó? Thực tế, họ luôn có thể ghi nhớ những điều nhỏ nhặt nhất, để kịp thời giải quyết lo toan phiền muộn cho bố mẹ mình.

Con cái sau này có hiếu hay không? Không phải tiền bạc, mà hãy nhìn vào 3 chi tiết nhỏ sau đây - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

02. Con sống tự chủ tài chính hay vẫn phụ thuộc, dựa dẫm vào bố mẹ?

Trong cuộc sống thực tế, ai cũng phải đối mặt với những nhu cầu sinh hoạt cơ bản như lương thực, quần áo, nhà ở, đi lại. Tất cả đều cần đến sự hỗ trợ của tiền bạc. Nhiều người con trưởng thành, đi làm rồi sẽ tự giác tiết kiệm một khoản tiền gửi cho bố mẹ, đỡ đần sinh hoạt phần nào cho gia đình. Tuy nhiên, một số người con dường như luôn "ngây thơ" và không muốn "chịu trách nhiệm tài chính".

Khi cha mẹ còn có thể kiếm tiền, họ vẫn sống phụ thuộc và dựa dẫm hết sức vào cha mẹ. Vậy khi cha mẹ già đi, nghỉ hưu, hoặc không còn khả năng lao động nữa, những người con này sẽ báo hiếu, đứng ra kiếm tiền để chăm nuôi cha mẹ hay không?

Câu trả lời này rất khó giải đáp. Vì khi người ta không sẵn sàng chi trả dù chỉ một số tiền nhỏ, vậy chẳng thể nào mong đợi họ sẽ đóng góp tiền bạc, công sức lớn lao trong tương lai.

Thực tế, nhiều bậc cha mẹ đôi khi chủ động hỗ trợ con cái vì yêu thương con. Tuy nhiên, mọi người cần phải phân biệt rõ ràng, vạch rõ ranh giới giữa tài chính của con cái và cha mẹ. Nếu ranh giới này bị xóa mờ sẽ dễ khiến con bạn trở nên tham lam, phụ thuộc và không bao giờ tự lập được.

03. Con có chủ động gánh vác trách nhiệm gia đình hay không?

Trong gia đình, mỗi người đều có trách nhiệm riêng của mình. Nếu người con luôn trốn tránh trách nhiệm và đặt mọi việc lên vai cha mẹ thì sau này, đứa trẻ đó sẽ khó có thể trưởng thành. Một số người con sau khi lập gia đình và lập nghiệp vẫn chuyển giao mọi trách nhiệm, việc nhà cho bố mẹ lớn tuổi, trong khi bản thân họ lại mải mê tận hưởng sự tự do, thoải mái.

Con cái sau này có hiếu hay không? Không phải tiền bạc, mà hãy nhìn vào 3 chi tiết nhỏ sau đây - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Những đứa trẻ như vậy thậm chí còn không đủ khả năng giải quyết vấn đề cho cuộc sống của mình, vậy làm sao có thể trưởng thành để chăm lo, báo hiếu cho cha mẹ?

Không phải cha mẹ nào cũng yêu cầu con cái phải thăm nom, phụng dưỡng hay báo hiếu. Nhưng là người con, nhận được tình yêu thương và hết lòng nuôi dưỡng hàng chục năm từ cha mẹ, ai cũng nên có tự giác để chủ động gánh vác một phần trách nhiệm gia đình, san sẻ nỗi lo cho người thân.

Lời kết

Bản thân việc nuôi dạy con cái đã là một công việc khó khăn, kéo dài hàng thập kỷ, yêu cầu biết bao tâm trí và sức lực. Nếu con cái không hiếu thảo, điều này chắc chắn sẽ làm tổn thương sâu sắc trái tim cha mẹ.

Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, cha mẹ cũng nên tự chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già, trong đó bao gồm các yếu tố quan trọng như quản lý tài chính và đảm bảo sự độc lập trong giai đoạn cuộc sống sau hưu. Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào con cái, họ sẽ giữ được sự tự chủ và một tinh thần thoải mái, tự do cho chính bản thân.

Một trong những bước quan trọng là xây dựng một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư sớm trong cuộc đời. Điều này có thể bao gồm việc tích lũy quỹ tiết kiệm, đầu tư vào các tài sản như bất động sản hoặc chứng khoán, và theo dõi cẩn thận các chi tiêu hàng ngày để giữ cho nguồn thu nhập được sử dụng hiệu quả.

Ngoài ra, việc duy trì sức khỏe và phát triển mối quan hệ xã hội là quan trọng để đảm bảo một cuộc sống tuổi già trọn vẹn. Việc tham gia các hoạt động cộng đồng, du lịch, và duy trì mối quan hệ gia đình và bạn bè có thể mang lại sự hạnh phúc và hỗ trợ tinh thần.

Tóm lại, việc cha mẹ tự chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là một dạng đầu tư cho chất lượng cuộc sống hạnh phúc và độc lập trong giai đoạn cuối đời của họ.

*Nguồn: Aboluowang, tổng hợp…

Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên