MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con đỗ đại học, bố mở tiệc 30 mâm: Đến giờ ăn gặp chuyện chẳng ngờ, ông bố vội vàng rút khỏi nhóm gia đình

06-09-2023 - 08:59 AM | Sống

Con đỗ đại học, bố mở tiệc 30 mâm: Đến giờ ăn gặp chuyện chẳng ngờ, ông bố vội vàng rút khỏi nhóm gia đình

Tưởng rằng ngày tụ họp là cơ hội để gắn kết họ hàng, chủ tiệc không ngờ rằng đó lại là nguyên nhân khiến mọi người bất hòa.

Gia đình tan rã vì bữa ăn

Gia đình ông Trịnh sống ở một quận nhỏ thuộc thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Ông có 2 người con, anh cả tên là Trịnh Văn, em gái là Trịnh Yến.

Ông Trịnh sinh ra trong gia đình có 5 người con nhưng nguồn thu nhập duy nhất của là từ ruộng đồng. Do hoàn cảnh khó khăn cộng với là con cả, ông không có cơ hội học lên cao.

Việc phải nghỉ học từ sớm là điều tiếc nuối trong cuộc đời của ông Trịnh. Do đó ông đặt hy vọng vào 2 người con của mình. Nhờ làm ăn ổn định, ông có điều kiện hơn để nuôi 2 anh em Trịnh Văn và Trịnh Yến đi học. Ông thường dặn các con: “Đời này bố không có tài năng gì, mong muốn lớn nhất là các con có thể học hành đỗ đạt".

Sau này, con gái Trịnh Yến của ông đỗ trường đại học thuộc hàng top. Ông Trịnh vui mừng đến báo tin vui cho mọi người, đồng thời mời tất cả họ hàng đến dự tiệc chuẩn bị cho con gái nhập học.

Trái lại với sự vui mừng của ông, những người họ hàng không hề nhiệt tình. Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng cũng có người trả lời rằng họ sẽ tham gia. Ông Trịnh cũng không để ý tới, chỉ nghĩ rằng mọi người bận rộn, ngày đó nhất định sẽ tới.

Vào ngày mở tiệc, gia đình ông dậy sớm để chuẩn bị. Tuy nhiên khi đến nhà hàng các thành viên ngỡ ngàng vì cảnh tượng trước mắt.

Con đỗ đại học, bố mở tiệc 30 mâm: Đến giờ ăn gặp chuyện chẳng ngờ, ông bố vội vàng rút khỏi nhóm gia đình - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Dù đã 11 giờ trưa nhưng hội trường trống rỗng, trong tổng số 30 bàn chỉ có 5 bàn có khách.

Ông Trịnh tưởng họ hàng đang đi trên đường, nhưng gửi tin nhắn trong nhóm mấy lần mà không nhận được phản hồi. Bình thường những người này sẽ trò chuyện sôi nổi, nhưng tại sao khi ông thông báo tổ chức tiệc lại không có ai đến?

Sau bữa tiệc, vợ chồng ông Trịnh rút khỏi nhóm gia đình. Ông cho rằng: “Họ không nể tình nghĩa nên chúng ta không cần giao tiếp quá nhiều, chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ vào những ngày quan trọng là được".

Sau bữa tiệc này, ông Trịnh cũng hiểu một số sự thật: Hiện nay, các mối quan hệ giữa các thành viên trong đại gia đình không còn được gắn kết như xưa. Có lẽ, đây là biểu hiện của nhịp sống hối hả trong xã hội hiện đại, ai cũng bận rộn theo đuổi những mục tiêu, lý tưởng của riêng mình.

Chia sẻ chính là cầu nối khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên gắn kết và bền vững. Tuy nhiên, có những câu chuyện bạn vẫn nên giữ ở trong lòng hơn là nói ra. 

Bởi, bạn hoàn toàn không biết được trong mắt người khác bạn như thế nào, dẫu có thân thiết đến đâu cũng hãy cân nhắc kỹ càng trước khi nói ra những điều sau đây:

Không thể hiện trước mặt người thân

Bạn tậu đồ trang sức mới, sắm được chiếc xe hơi hay mua được căn nhà ưng ý. Song có một điều bạn cần ghi nhớ: Đừng khoe mẽ trước người thân và bạn bè. Họ có thể thấy vui mừng cho bạn vì đã vất vả lao động và đạt được thành quả. Song mặt khác, họ có thể cảm thấy không mấy thoải mái, nảy sinh tâm lý tị nạnh.

Con đỗ đại học, bố mở tiệc 30 mâm: Đến giờ ăn gặp chuyện chẳng ngờ, ông bố vội vàng rút khỏi nhóm gia đình - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Zhihu

Không hỏi chuyện riêng tư

Mối quan hệ dù tốt đẹp đến đâu thì trong lòng mỗi người đều có một góc không muốn bị người khác động vào. Mặc dù câu hỏi xuất phát từ ý định hỏi thăm nhau, có một số điều người nghe sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn trả lời cũng như được đề cập đến.

Đó có thể là "Có người yêu chưa", "Tại sao chưa lập gia đình", "Hàng tháng kiếm được bao nhiêu"... Khi người nào đó không muốn đề cập đến một vấn đề, tốt nhất bạn không nên tò mò và "tra hỏi" họ.

Không chỉ trích người thân

Ông cha đã đúc kết kinh nghiệm: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", tức cha mẹ là người sinh ra và cho con hình hài dáng vẻ này, còn tính cách của đứa trẻ là "trời cho". Mỗi người một tính nết, là phiên bản độc nhất, không ai giống ai.

Vì vậy, dù người thân có tính cách hay làm điều gì, bạn không nên phán xét hay đưa vấn đề của người khác ra làm chủ đề bàn tán. Cùng một vấn đề nhưng qua từng lời kể khác nhau, câu chuyện đó có thể mang muôn hình vạn trạng, bị biến tấu và xây dựng nên hình ảnh không tốt đẹp cho chủ thể.

Thùy Anh

Phụ nữ số

Trở lên trên