Con gái Dr Thanh nói về mặt khác của giới siêu giàu mà bộ phim "những người châu Á giàu có điên rồ" không nhắc tới
Làm mưa làm gió trên các rạp chiếu, bộ phim "Crazy Rich Asians" phác họa một cái nhìn thú vị về giới nhà giàu ở châu Á. Tuy nhiên, Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát lại có góc nhìn khác.
- 20-08-2018Bộ phim về những người giàu có điên rồ ở châu Á làm điên đảo Mỹ và Canada dịp cuối tuần
- 15-07-2018Tại sao giới nhà giàu Trung Quốc không muốn sống tại quê hương của mình?
- 12-07-2018Chiêm ngưỡng chiếc điện thoại thông minh mà Lamborghini tạo ra cho giới "nhà giàu"
- 07-07-2018Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng
- 25-03-2018Nhà giàu thế giới "bốc hơi" gần 500 tỉ USD trong 2 tháng
- 15-01-2018Đẹp như khu nghỉ dưỡng, nghĩa trang này là nơi an nghỉ của giới nhà giàu và những người quyền lực ở New York
Bộ phim Crazy Rich Asians đang gặt hái những thành công lớn kể từ khi chính thức công chiếu ngày 15/8. Ở thời điểm hiện tại, bộ phim đã mang về hơn 120 triệu USD doanh thu phòng vé ở Mỹ, vượt xa so với dự toán ban đầu. Sự giàu có và suy nghĩ của giới siêu giàu ở châu Á mà bộ phim mô tả được cho là khá thực tế và khiến nhiều người xem thích thú.
Tuy nhiên, không ít người xem phim sẽ tự hỏi liệu đây có phải là cái nhìn toàn diện nhất và cũng là sự phổ biến nhất ở những gia đình giàu có châu Á?
Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc điều hành của Tân Hiệp Phát (THP) - công ty đứng thứ 2 về thị phần nước giải khát không cồn ở Việt Nam, đã phủ nhận điều đó. Tác giả cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề "Competing With Giants" (tạm dịch Vượt lên người khổng lồ) đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác trong giới nhà giàu ở châu Á. Đó không chỉ đơn thuần là những câu chuyện mà còn là những bài học đắt giá trong kinh doanh mà bất cứ ai nuôi tham vọng lớn đều phải trải qua.
Theo Trần Uyên Phương, bài học then chốt mà chúng ta không thể quên chính là những sự vất vả, công hiến, hy sinh và những giá trị khắt khe cần có để đi lên từ một xuất phát điểm khiêm nhường và vượt qua những trở ngại khó khăn để những cá nhân và gia đình giàu có ở châu Á đạt được những thành công.
Trần Uyên Phương và cuốn sách mới ra mắt.
Tân Hiệp Phát, công ty từng khước từ đề nghị mua lại trị giá 2,5 tỷ USD của Coca-Cola, bắt đầu con đường kinh doanh từ một căn phòng nhỏ sau nhà. Trong cuốn sách của mình, Uyên Phương cũng mô tả cha mẹ cô "khởi nghiệp không có gì hơn hai bát gạo và bốn đôi đũa". Khi đối mặt với thiếu thốn, như những người khác trên khắp châu Á. Họ nhận ra rằng mình không những luôn luôn sáng tạo mà còn phải khiêm nhường và có nền tảng để có thể phát triển.
Forbes đã phỏng vấn Trần Uyên Phương để có một cái nhìn khác về giới nhà giàu châu Á.
Kathy Caprino: Cô có suy nghĩ gì khi xem bộ phim Crazy Rich Asians cũng như những thông điệp mà nó truyền tải?
- Trần Uyên Phương: Bộ phim chỉ phản ánh khía cạnh vật chất của sự giàu có. Nó cho người ta thấy một cuộc sống lãng phí và hưởng thụ của người giàu. Tuy nhiên, giàu có cũng là cách rất tốt để đóng góp cho thế giới cũng như giúp đỡ mợi người ở khắp mọi nơi có được một cuộc sống tích cực hơn. Một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm với sự giàu có là giúp những người khác hiểu về nó và mang đến cho họ những công cụ để tạo ra sự thay đổi theo bất cứ cách nào họ thấy có ý nghĩa.
Sự giàu có cũng có một mối quan hệ mạnh mẽ với tiền bạc. Điều này không có nghĩa là để đồng tiền chi phối suy nghĩ và cuộc sống của chúng ta mà thay vào đó là sử dụng tiền làm công cụ để đạt được những điều ta mong muốn. Chúng tôi không thể cho phép mình bị phụ thuộc vào tài sản và các thương vụ mua lại.
Khi còn trẻ, bố tôi đã được ông nội cho một chiếc xe máy. Đó là một món hàng xa xỉ thời điểm đó. Bố tôi nhận thấy rằng việc "nuôi" chiếc xe, đặc biệt là đảm bảo nó luôn đầy xăng, sẽ chỉ dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn. Ông quyết định dứt mình ra khỏi chu kỳ liên tục ấy. Vì thế, ông bán nó và mua một chiếc xe đạp, sử dụng tiền cho những thứ đáng giá hơn. Cách chúng ta dùng tiền là cực kỳ quan trọng.
Tất nhiên, Crazy Rich Asians là một bộ phim hài lãng mạn và không phải đại diện cho tất cả những người giàu có ở châu Á. Tuy nhiên, cô nói rằng mình có một vấn đề cụ thể với những gì bộ phim này mô tả. Đó là gì vậy?
- Bộ phim ra đời để giải trí và không phản ánh thực tế của rất nhiều người giàu có ở châu Á. Ở Việt Nam, tôi được gọi là "cô gái tỷ đô" nhưng tôi vẫn đeo đồng hồ Garmin. Thậm chí, tôi còn chẳng có viên kim cương nào và luôn đi du lịch cùng với các chương trình đào tạo kinh doanh của gia đình.
Chỉ tập trung vào vật chất khi nói đến sự giàu có sẽ dẫn đến những cái nhìn sai lệch. Nó khiến thế giới nghĩ rằng nhà giàu chỉ tập trung vào bản thân và những thú vui của họ - điều mà sau đó tạo ra một chu kỳ luẩn quẩn, nơi những người khác cũng mong muốn có được những điều như thế.
Dàn diễn viên châu Á trong bộ phim Crazy Rich Asians.
Đâu là điều ẩn phía sau câu chuyện mà cô muốn nhấn mạnh?
- Những giá trị cốt lõi của gia đình còn quan trọng hơn rất nhiều so với của cải. Đối với gia đình tôi, điều này có nghĩa là mỗi thành viên phải đặt giá trị cốt lõi lên trước bản thân mình. Gia đình tôi, trong đó bố mẹ, chị Bích và tôi, cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Chúng tôi cố gắng ăn cơm cùng nhau một lần trong ngày.
Bộ phim cũng ngầm truyền đi thông điệp về tầm quan trọng của giá trị gia đình, khi một trong những cảnh phim nói về chiếc nhẫn đính hôn của Rachel. Việc cầu hôn với một chiếc nhẫn được truyền qua nhiều thế hệ cho thấy giá trị gia đình được đặt lên rất cao. Nó còn quan trọng hơn kích thước hay vẻ đẹp của chiếc nhẫn. Tuy nhiên, trong bộ phim, bản thân chiếc nhẫn đã quá lộng lẫy đến mức người xem dễ dàng bỏ qua thông điệp nó muốn truyền tải đằng sau.
Cô có 5 nguyên tắc với thành công và giàu có về tài chính để sống tốt và hiệu quả. Đó là gì?
- Tục ngữ Việt Nam có câu "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Câu nói đó có nghĩa là thế hệ thứ hai phải làm việc chăm chỉ để có động lực như thế hệ đầu tiên khi mà họ không còn được thúc đẩy bằng những khó khăn tài chính và thế hệ thứ 3 phải đặc biệt chú ý để không phá tan gia sản của gia đình.
Như tôi đã nói trong cuốn sách mới xuất bản, những nguyên tắc này quan trọng hơn cả sự giàu có về vật chất của gia đình và tôi:
Thành công là kết quả, không phải tài sản.
Đánh giá cao những công sức phải bỏ ra để đạt được thành công.
Đừng lóa mắt hoặc bị mê hoặc bởi sức mạnh của sự giàu có.
Hiểu rằng thừa kế doanh nghiệp không phải là đặc quyền mà là trách nhiệm.
Phục vụ người khác thay vì mong được phục vụ.
Cuối cùng, những giá trị này giúp chúng tôi biết rằng việc từ chối đề nghị 2,5 tỷ USD của Coca-Cola là điều mà chúng tôi phải làm.
Nếu viết một bộ phim về sự giàu có, cô sẽ viết như thế nào?
- Đối với tôi, một trong những cách quan trọng nhất có thể được dùng là kết nối mọi người và tạo ra năng lượng tích cực dẫn đến tác động tích cực với thế giới. Điều này không có nghĩa là đưa tiền cho các tổ chức từ thiện. Thay vào đó, nó có nghĩa là hiện thực hóa những sáng kiến có thể trực tiếp tác động tới cuộc sống của mọi người.
Tại THP, chúng tôi thực hiện nhiều sáng kiến để nhận thấy những đóng góp mà mỗi công nhân thực hiện, bao gồm cuộc thi mà người lao động ở mọi cấp đều có thể đề xuất ý tưởng. Bằng cách cho họ cơ hội để đóng góp và ghi nhận những ý tưởng tuyệt vời, chúng tôi chứng minh giá trị mà họ mang lại cho công ty và trao quyền cho họ với sự tin tưởng và động lực.
Một khía cạnh khác của việc này là giúp mọi người hiểu được họ có sức mạnh quyết định số phận mình. Chủ động thực hiện các sáng kiến, giải quyết vấn đề và đề xuất các giải pháp sẽ giúp bạn sống tốt hơn nhiều so với làm việc, chờ đợi được giao việc, chờ cuối tuần để nghỉ và cuối tháng để nhận lương.
Chúng tôi chỉ cho công nhân của mình về điều này và hy vọng rằng những suy nghĩa đó sẽ giúp được cuộc sống của họ và gia đình, tạo sự khác biệt vượt xa bức tường của công ty.