Con gái Dr Thanh: "Tôi tự hào vì mình là phụ nữ, được mặc đầm xinh đẹp và tỏa sáng ở nơi có rất nhiều nam giới"
Với Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát, phụ nữ không cần phải trở nên giống nam giới, bởi lẽ sự nữ tính chính là xuất phát điểm của những nữ doanh nhân thành công, quyết đoán, mãnh liệt và bền bỉ.
- 02-05-2019"Sếu đầu đàn" Vingroup, Thaco... hiến kế gì để phát triển kinh tế tư nhân?
- 02-05-2019Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể hùng mạnh khi có những doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh toàn cầu!
- 02-05-2019Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga: “Tôi mua sân golf dù chưa từng chơi và cũng không biết gì về golf"
Trải nghiệm điều chưa từng có ở Việt Nam
Tôi xin bày tỏ sự nể phục của thế hệ thứ hai dành cho thế hệ thứ nhất ở diễn đàn Nữ doanh nhân và khát vọng "vì một Việt Nam thịnh vượng". Khi thế hệ thứ nhất bước lên đây, tôi phải dùng một từ là "rất máu" vì tôi cảm thấy rất hừng hực, khát vọng Việt. Bản thân tôi là thế hệ kế thừa, thuộc nhóm Millenium 8X, 9X, là nhóm tiếp nối khát vọng Việt, là nhóm đi qua sự chuyển tiếp sang thời đại số.
Sự chuyển tiếp sang thời đại số có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của những người như tôi. Đó là thời đại sách in, sách giấy chuyển sang sách nghe, sách điện tử, cả kho tàng kiến thức nằm gọn trong 1 thiết bị cầm tay; thời đại mà các buổi gặp mặt nhau giảm dần, thay vào đó chúng ta kết nối với nhau thông qua Facebook, Linkin, Zalo; thời đại mà mua bán ở các chợ đã biến thành chợ online là Tiki, Lazada, Sendo; thời đại mà xe hơi cũng có trí tuệ thông minh và chuyển sang lái tự động, không cần người lái.
Chúng tôi là thế hệ lãnh đạo chuyển tiếp. không chỉ tận mắt chứng kiến mà còn phần nào được trải nghiệm những khó khăn thách thức của thế hệ thứ nhất, của 25 năm đất nước chuyển mình. Và năm nay cũng là kỷ niệm thành lập Tân Hiệp Phát đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.
Tôi đến đây để chia sẻ câu chuyện biến điều không thể thành có thể của doanh nhân tư nhân Việt Nam, đặc biệt là nữ doanh nhân. Đây là bài học mà tôi chứng kiến từ cuộc sống của kiến bằng cuộc sống của ba tôi một cách nhất quán trong suốt gần 40 năm.
Khi tôi nói như thế chắc tất cả quý vị đặc biệt là quý vị doanh nhân sẽ liên tưởng được ngay câu chuyện của bản thân mình, bao khó khăn những thách thức mà mỗi chúng ta đã đi qua. Cũng như doanh nghiệp của các quý vị, Tân Hiệp Phát cũng có mục tiêu là lợi nhuận, làm doanh nghiệp là đi tìm lợi nhuận. Vậy xin hỏi ai trong quý vị đã từng có trải nghiệm từ chối lời đề nghị 2,5 tỷ đô để trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam?
Chúng tôi có!
Năm 2012, sau 9 tháng trao đổi và đàm phán với Coca Cola, Tân Hiệp Phát quyết định từ chối lời đề nghị 2,5 tỷ đô để tiếp tục sứ mệnh xây dựng thương hiệu Việt. Đây là bức ảnh của CEO thời bấy giờ và là chủ tịch của Coca-Cola hiện tại Kent chụp tại trụ sở. Để có được thương hiệu và vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát hiện nay, cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu quốc tế lớn nhất thế giới, để họ sẵn sàng ngã giá 2,5 tỷ đô la mua Tân Hiệp Phát, chúng tôi đã nỗ lực, phải sáng tạo không ngừng.
Biến điều không thể thành có thể
Cuộc sống của tôi lớn lên với những con người, những trải nghiệm biến điều không thể thành có thể.
Năm 1994, sau khi thành lập, THP gặp khó khăn muôn bề, nguồn lực thì hạn chế. Là một kỹ sư cơ khí, ba tôi đã quyết định mua lại dây chuyền phế thải đã cắt làm 3 mảnh của Bia Sài Gòn để đem về tái sử dụng. Không một ai tin là ông có thể làm cho chiếc máy vận hành được chiếc máy này.
Câu nói nổi tiếng của ông đối với nhân viên Tân Hiệp Phát thời bấy giờ và kể cả đối với những kĩ sư kỳ cựu của bia Sài Gòn lúc đó là: "Có cái khung sườn còn tốt hơn là phải chế cái máy từ không có gì cả".
Sau 2 năm phục chế, với tất cả sự sáng tạo và nhiệt huyết, dàn máy đã chạy được và đạt công suất tới 80% công suất thiết kế. Tập đoàn đã khởi sự bước vào ngành công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát như vậy, với chi phí đầu tư thấp nhất có thể.
Sau 7 năm tham gia ngành bia, năm 2001, THP đã mở rộng sang nước uống không cồn. Các nhãn hiệu Pepsi và Cola chiếm gần như toàn bộ thị trường thời bấy giờ. Môt doanh nghiệp điạ phương, chưa hề có kinh nghiệm về mảng nước giai khát đã liều lĩnh bước vào thị trường mới. Tất cả mọi người, kể cả nhân sự cấp cao, trực tiếp điều hành đều không tin THP có thể thành công.
Phân tích bài học thất bại của các doanh nghiệp trong nước trước đó, tập đoàn xác định muốn có cơ hội thành công phải vươn lên ngang bằng với các công ty hàng đầu thế giới về chất lượng, công nghệ, sản xuất, và cả về marketing...
Tập đoàn đã đầu tư lớn mua công nghệ hiện đại nhất thế giới, đầu tư mạnh cho R&D để phát triển sản phẩm phù hợp khẩu vị người Việt, thuê các công ty tư vấn hàng đầu thế giới làm marketingnhư Saatchi & Saatchi, O&M, Dentsu. Sau 7 năm, một loạt sản phẩm như nước tăng lực Number 1, Trà xanh không độ, Trà thanh nhiệt Dr. Thanh,... đã đột phá thị trường, tạo ra trào lưu tiêu dùng mới, vượt trên Coca-cola và đến nay, Tân Hiệp Phát vẫn giữ vững vị thế số 2 tại Việt Nam và lớn nhất trong ngành đồ uống có lợi cho sức khỏe Việt Nam, là doanh nghiệp VN duy nhất trong top 5 doanh ngiệp nước giải khát lớn nhất VN.
Từ phiếu xuất hàng trên chiếc vé giữ xe đến chứng nhận ISO đầu tiên của ngành bia Việt
Khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, muốn phát triển ổn định, đi xa, cạnh tranh được với thế giới, chúng tôi biết mình nhất định phải thay đổi cách quản trị theo hướng chuyên nghiệp.
Năm 1997, Tập đoàn quyết tâm thay đổi mạnh từ việc quản lý kiểm soát không có hệ thống, thậm chí tận dụng cả vé giữ xe đạp thay cho phiếu xuất hàng chuyển sang quản lý theo chuẩn quốc tế ISO. Đơn vị tư vấn cũng liên tục từ chối vì theo kinh nghiệm của họ, ngành bia là ngành quá khó để triển khai hệ thống ISO với doanh nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ, và sau một vài dự án không thành công, họ tin ngành bia Việt Nam không thể đạt chứng nhận ISO.
Nhưng chỉ sau 5 tháng 19 ngày, tập đoàn đạt chứng nhận ISO. Để đưa ISO vào Tân Hiệp Phát, với trình độ toàn công ty chưa đến 20 nhân sự có được bằng đại học, trong hơn 5 tháng, chúng tôi đã kiên trì làm việc mỗi ngày từ 8h sáng dến 5h sáng hôm sau để đạt chứng nhận vào năm 1997.
Không dừng lại ở đó, năm 2002, tập đoàn tiếp tục nghiên cứu mô hình quản trị và tin học hoá. Tân Hiệp Phát cũng là doanh nghiệp Việt đầu tiên của nghành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam triển khai ứng dụng giải pháp phần mềm ERP quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp, để theo kịp các công ty đa quốc gia.
Đây là dự án nhiều triệu đô, với giải pháp do công ty Baan, Hà Lan thiết kế. Ứng dụng ERP thành công, giá trị đem lại là một hệ thống quản trị hiện đại hàng đầu thế giới, hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế.Chính giám đốc điều hành của bia Carberg tại Anh khi sang làm việc ở Việt Nam đã thốt lên: "THP chuyển từ đi xe đạp sang đi hỏa tiễn, khi dám triển khai hệ thống ERP".
Thoát bóng "con ông chủ"
Khi đó, tôi vừa ở nước ngoài về, mới chỉ làm việc được 6 tháng. Sau 6 tháng miệt mài, tôi được giao thực hiện triển khai dự án ERP. Là phụ nữ, tôi nỗ lực rất nhiều chỉ để khẳng định được mình trong một doanh nghiệp sản xuất và thoát khỏi cái bóng con ông chủ và dám ước mơ biến những điều không thể thành có thể.
Nhiều bạn nữ trẻ chia sẻ về nhiều khó khăn của họ khi họ là nữ giới, làm thế nào để thành công trong một xã hội mà nam giới chiếm đa số. Ở đây có cô Nga BRG (bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch BRG) có hơn 60% lao động là nữ trong số 22.000 lao động. Vậy ai tin, nữ tính chính là điểm mạnh để giữ vị trí lãnh đạo trong các công ty?
Riêng đối với bản thân mình, tôi tự hào vì mình là phụ nữ. Được mặc đầm xinh đẹp và đặc biệt là được tỏa sáng ở nơi có rất nhiều nam giới. Theo tôi điểm mạnh của phụ nữ chính là sự nữ tính, nhẹ nhàng. Tôi thường chia sẻ với các bạn sinh viên, nhân viên của mình: "Chúng ta không cần phải trở nên giống nam giới, hãy để nam giới thể hiện điểm mạnh của họ".
Tôi cũng học hỏi từ những lãnh đạo thành công, và cũng là một quan điểm cá nhân, là "phụ nữ giống như một dòng nước, uyển chuyển nhẹ nhàng những vẫn có thể quyết đoán, mãnh liệt và bền bỉ". Ông bà ta không tự nhiên có câu lạt mềm buộc chặt, theo tôi, đây chính là sức mạnh của phụ nữ. Chúng ta nhìn vào điểm mạnh để phát huy và kết quả sẽ là sự xác nhận chứ không phải là giới tính.
Tôi nhìn thấy điểm chung của các nữ doanh nhân thành đạt và cũng nhìn thấy từ mẹ tôi, một người có đóng góp rất lớn cho sự thành công của THP là vươn lên. Làm việc ở THP, tôi phải phấn đấu từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ một thư ký giám đốc, kiêm nhân viên marketing, kiêm nhân viên bán bia lader vào buổi tối, không ngại bất cứ việc gì, bất kể ngày đêm, ai kêu gì cũng làm, làm từ phiên dịch cho đến dẫn các chuyên gia tìm hiểu về TP HCM, miễn có cơ hội học hỏi là tôi sẵn sàng. Dần dần tôi được giao các vị trí quản lý quan trọng và hiện nay là phó tổng giám đốc THP.
Tôi vẫn thường nói với các nhân viên của mình, không chỉ là nhân viên nữ, là "mơ mà còn không dám thì nói gì đến thực hiện". Hãy nghĩ đến 1 ngày bạn làm giám đốc khối, làm tổng giám đốc và theo đuổi ước mơ đó ngay từ ngày bạn còn trong giai đoạn thử việc. Tôi luôn truyền sức mạnh cho nhân viên mình và những người xung quanh để họ dám đối diện thực tại, vượt lên để xây dựng tương lai. Hiện nay, có khoảng 40% nhân viên nữ của nằm trong khối quản lý ở THP.
Tôi yêu công việc mình đang làm. Những gì tôi đang thực hiện hàng ngày chính là sứ mệnh của cá nhân tôi, tạo ra năng lượng tích cực cho những người xung quanh. Tôi thú vị với hành trình trong mỗi ngày mới của mình, hành trình THP để tiến tới 100 năm và xa hơn nữa. Cột mốc 25 phát triển của Tân Hiệp Phát chính là năm 2019, và đó cũng là điểm để chuyển giao thế hệ.
Các thế hệ doanh nhân đầu tiên, từ 20-30 năm trước, đã và đang chuyển giao cho thê hế kế cận, nhưng câu chuyện là làm sao để các giá trị vô hình và hữu hình có thể được thế hệ kế thừa phát triển và xây dựng, duy trì một đế chế hùng mạnh. Với THP, chúng tôi tin là sứ mệnh rõ ràng là các giá trị văn hóa. Đây chính là thách thức của thế hệ thứ nhất khi chuyển giao cho thế hệ thứ hai.
Thế hệ thứ hai cần sở hữu chính tầm nhìn và sứ mệnh này của doanh nghiệp, và gia đình chính là cái nôi để rèn giũa giá trị của cá nhân đó. Phi thường chính là làm những điều bình thường tốt hơn và trách nhiệm hơn những người khác.
Niềm tin và tin vào năng lực, là giá trị của cái riêng có là điều quan trọng để tôi có thể thấy nhẹ nhàng hơn với những thách thức trong việc chuyển giao thế hệ, ngay cả khi đối mặt áp lực của các bậc tiền bối đã sinh ra và dạy dỗ mình.
Trí Thức Trẻ
- Các Bộ trưởng, Thứ trưởng tháo gỡ khúc mắc để khối tư nhân yên tâm kinh doanh
- Doanh nghiệp Nhật cân nhắc đưa khách đến Phú Quốc thay thế Hawaii
- 10 từ dành cho kinh tế tư nhân của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- Sân bay Long Thành cần thêm 5 tỷ USD nữa để tránh thành 'ốc đảo'
- "Sếu đầu đàn" Vingroup, Thaco... hiến kế gì để phát triển kinh tế tư nhân?