MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con gái thông minh từ bé nhưng càng lớn càng cư xử bất thường, bác sĩ khám xong liền kết luận 1 câu ngỡ ngàng!

15-07-2024 - 21:32 PM | Sống

Trường hợp của cô bé này khiến nhiều người nhận ra một nhược điểm lớn của nền giáo dục tại nhiều quốc gia.

Báo chí Trung Quốc mới đây đưa tin: Một nữ sinh 14 tuổi ở Hàng Châu từ nhỏ đã có thành tích học tập rất xuất sắc, khiến bố mẹ vô cùng tự hào. Trong khi nhiều đứa trẻ khiến cha mẹ lo lắng vì điểm số, thành tích học tập thì cô bé này luôn giúp bố mẹ "phổng mũi" với họ hàng, làng xóm.

Nhưng đến khi học trung học, nữ sinh gặp một vấn đề. Dù thành tích học tập vẫn rất xuất sắc nhưng em có nhược điểm là rất nóng nảy và không có bạn bè trong trường. Sau đó, cha mẹ em cảm thấy con mình có vẻ khác với những đứa trẻ khác nên đã đưa em đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy cô bé mắc một bệnh giống như Elon Musk, gọi là "bệnh thiên tài", trong y học gọi là "hội chứng Asperger".

Con gái thông minh từ bé nhưng càng lớn càng cư xử bất thường, bác sĩ khám xong liền kết luận 1 câu ngỡ ngàng!- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Trẻ mắc hội chứng Asperger bị rối loạn cảm xúc, gặp nhiều rắc rối hơn với các kỹ năng xã hội, dễ nóng nảy, nhưng một số em lại có trí thông minh vượt trội.

Đối với các em, kiến thức mà giáo viên giảng dạy là rất đơn giản. Các kỳ thi đối với trẻ cũng giống như sinh viên đại học làm bài kiểm tra của học sinh tiểu học, rất dễ dàng, nên thành tích học tập luôn xuất sắc. Vì vậy, những nhược điểm như không có bạn bè và tính cách kỳ lạ của trẻ thường bị che lấp bởi thành tích xuất sắc khiến nhiều phụ huynh không nghĩ rằng con mình có vấn đề.

Bác sĩ cũng nhắc đến rằng: Quá thông minh nhưng có vấn đề về xã hội và cảm xúc thực sự là một bệnh cần được điều trị. Bố mẹ sau đó đã cho nữ sinh này điều trị tại bệnh viện. Sau một thời gian, các triệu chứng của em thuyên giảm, trong quá trình điều trị em còn kết bạn được với 2 người bạn, đồng thời bày tỏ với bố mẹ về mong muốn kết thêm nhiều bạn mới.

Trường hợp của cô bé trên khiến nhiều người nhận ra một nhược điểm lớn của nền giáo dục tại nhiều quốc gia, đó là thành tích đại diện cho tất cả. Khi con cái có thành tích thi tốt, cha mẹ sẽ khen thưởng, đối xử rất ân cần. Điều này khiến con cảm thấy rằng chỉ cần có thành tích học tập tốt là có thể có tất cả!

Những đứa trẻ này dễ gặp phải những nhược điểm sau:

Nhược điểm thứ nhất: Kiêu căng

Vì thành tích học tập tốt, được mọi người trong gia đình quan tâm, giáo viên yêu thích, bạn bè ngưỡng mộ nên trẻ dễ hình thành tâm lý "mình là nhất". Và trẻ cũng dễ sụp đổ vì một chút thất bại.

Một cư dân mạng từng chia sẻ câu chuyện: Con chị vì học giỏi Toán nên được giáo viên yêu thích. Vì hầu hết những gì giáo viên giảng, cậu bé đều hiểu hoặc biết trước rồi nên lén đọc sách khác trong giờ học.

Một lần bị giáo viên phát hiện, cô cảnh cáo: Nếu em còn đọc nữa, tôi sẽ phạt em. Nhưng cậu bé cho rằng mình học rất tốt, giáo viên cũng rất thích mình, nên bỏ ngoài tai lời cảnh cáo của giáo viên, vẫn lén đọc.

Lần thứ hai bị giáo viên toán phát hiện, quả nhiên cậu bé đã bị phạt. 

Cậu bé lớn lên trong sự yêu thương của giáo viên, đột nhiên cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương, từ đó trong giờ học Toán, cậu cố tình không nghe giảng dẫn đến thành tích giảm sút. Những yêu thương lúc trước không còn dẫn đến việc cậu bắt đầu chán ghét việc đi học và cuối cùng nằng nặc đòi mẹ cho bỏ học.

Nhược điểm thứ hai: Không chấp nhận được khi học tập trở nên khó khăn

Nhiều trẻ khi học tiểu học có thành tích học tập rất tốt, cha mẹ khen xuýt xoa: "Con rất thông minh, rất giỏi, rất tuyệt vời", "không hổ danh là con của mẹ". Điều này khiến trẻ gắn kết thành tích học tập tốt của mình với yếu tố bên trong không thể thay đổi, là do bản thân thông minh.

Khi lên trung học, trẻ nhận thấy học tập trở nên khó khăn hơn, thành tích thi cử không còn dễ dàng như khi học tiểu học. Trước đó, trong lòng trẻ nghĩ "mình rất thông minh" và sự thông minh là điều bẩm sinh, khi gặp khó khăn, trẻ cảm thấy kiến thức này quá khó, mình chắc chắn không học được, vì trí não là do cha mẹ sinh ra. Vì vậy, trẻ dễ bỏ cuộc, cho rằng dù có học thế nào cũng không vào đầu được.

Và cha mẹ chú trọng đến thành tích học tập của con cái, cũng dễ gây áp lực lớn cho những đứa trẻ không có thành tích tốt. Khi trẻ học không tốt, sẽ bị cha mẹ trách mắng, thậm chí hủy bỏ thời gian nghỉ ngơi của trẻ, bắt trẻ ôn tập, điều này khiến trẻ càng thêm chán ghét việc học.

Là cha mẹ, nhất định phải biết rằng, việc học của con quan trọng, nhưng cảm xúc của con quan trọng hơn. Việc con cảm nhận được tình yêu của cha mẹ cũng vậy. Khi con cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, tâm hồn con mới trở nên ấm áp và có dũng khí đối mặt với khó khăn. Đừng đặt thành tích học tập lên hàng đầu, con cái mới là quan trọng nhất.

Theo Thanh Hương

Đời sống và pháp luật

Trở lên trên