Con người mới dùng 10% bộ não, duy trì 8 thói quen này để khai thác tối đa tiềm năng
Bộ não con người là một tài sản vô giá mà tạo hóa ban tặng, và những người biết cách tối ưu hóa thứ tài sản ấy, bằng những thói quen đơn giản nhưng hiệu quả, là những người có thể vươn tới thành công.
- 25-10-20222 nhóm người sáng tạo nhất định thành công hơn người, nhóm 1 phát triển mạnh ở tuổi thanh niên, nhóm 2 chỉ đạt tới 'đỉnh cao' khi 40-50 tuổi
- 25-10-2022Ngành học 29 điểm mới đỗ, lọt top 10 nghề triển vọng nhất, lương có thể gấp đôi ngành IT
- 24-10-2022Phú quý tại miệng, người khôn ngoan hiểu rõ 3 điều nên nói để “lời ra hoa ra ngọc”, tài lộc ắt gõ cửa
- 24-10-2022'Ông trùm vi mạch' ở khu chợ điện tử lớn nhất thế giới Hoa Cường Bắc: Từ công nhân trở thành ông chủ lớn, 60 tuổi khởi nghiệp liền trở thành triệu phú
Bộ não của một người quyết định cách chúng ta trải nghiệm thế giới xung quanh. Bộ não nặng khoảng 1.3kg và chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh mang thông tin. Theo một cuộc khảo sát từ năm 2013, khoảng 65% người Mỹ tin rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não của mình.
Thậm chí có ý kiến còn cho rằng thực ra chúng ta mới sử dụng được khoảng 1%. Tuy các nhà nghiên cứu chưa đưa ra được con số chính xác, nhưng một điều chắc chắn là con người chưa sử dụng đầy đủ và trọn vẹn khả năng bộ não của mình.
Hầu hết mọi người chỉ sử dụng một phần nhỏ sức mạnh của bộ não. Trong khi đó, những người thành công, gặt hái được nhiều thành tựu, hiện thực hóa được ước mơ, luôn là những người biết cách khai thác hiệu quả tiềm năng của não bộ.
Vậy để có thể làm được những điều tương tự, hãy thực hiện 8 thói quen hàng ngày mà nhóm người này vẫn đang duy trì hiệu quả sau đây:
1. Tổ chức cuộc sống
Hỗn loạn và lộn xộn là hai kẻ thù lớn nhất đối với sự bình yên trong tâm trí. Chúng luôn tạo cảm giác căng thẳng, gây hao tổn năng lượng và sự chú ý của ta, khiến ta lo lắng, sợ hãi và choáng ngợp.
Những người biết khai thác hết tiềm năng bộ não sẽ đầu tư thời gian vào việc tổ chức cuộc sống. Họ đặt ra các quy tắc để ngăn chặn tình trạng quá tải thông tin, không kham quá nhiều việc và có tầm nhìn rõ ràng về những gì muốn làm và khi nào muốn làm.
Dành thời gian sắp xếp và lập kế hoạch công việc sẽ giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đồng thời cũng giảm đáng kể mọi căng thẳng hàng ngày.
2. Học những điều mới
Tiếp xúc với những thứ xa lạ, cho phép tâm trí trải nghiệm những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, cùng những kích thích mới lạ sẽ giúp tái tạo sức sống cho bộ não, làm nền tảng để tiếp thu những điều mới mẻ và chấp nhận mọi thử thách.
Người biết phát huy năng lực bộ não luôn chủ định dành thời gian để học những điều mới, cho dù là phát triển một sở thích mới, học một ngôn ngữ hay mài giũa một kỹ năng mới.
Bất kỳ hoạt động mới nào có tính thử thách cũng sẽ kích thích não bộ hình thành các kết nối mới. Điều này giúp truyền các xung động trong não nhanh hơn. Do đó, khi ta càng kích thích tâm trí, các kết nối sẽ càng được xây dựng mạnh mẽ hơn và bộ não cũng sẽ càng nhạy bén hơn.
3. Duy trì những thói quen tốt
Những người có bộ não nhạy bén duy trì nhiều thói quen tốt để giữ cho bộ não khỏe mạnh và tỉnh táo, cho phép họ phát huy hết khả năng.
Họ ăn uống lành mạnh, ăn các loại thực phẩm tự nhiên và bổ dưỡng, đồng thời tránh tuyệt đối các món ăn vặt chỉ cung cấp calo mà không có tác dụng gì cho sức khỏe của não bộ. Họ cũng duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, cân bằng và nghiêm khắc tuân theo bất kể cuộc sống có bận rộn như thế nào.
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích đối với hoạt động của não bộ. Thể dục giúp tăng lượng oxy, cải thiện chức năng nhận thức và tăng cường sức khỏe tổng thể của não, điều này là rất cần thiết để giữ cho não năng động và khỏe mạnh, cũng như duy trì sức sống dồi dào.
Một thói quen tốt khác mà những người này duy trì là thiền định. Dành vài phút mỗi ngày để thiền định giúp ta giải tỏa tâm trí bằng cách loại bỏ những thứ ngẫu nhiên và không mong muốn, mang lại cảm giác bình yên và được coi sóc.
4. Ngủ những đêm ngon giấc
Ta đều biết rằng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phớt lờ điều này, thậm chí còn cố tình nạp thêm caffeine với hy vọng có thể làm việc bền bỉ và đạt được năng suất cao nhất.
Một bộ não tỉnh táo nhưng kiệt sức sẽ không thể hoạt động quá nửa hiệu suất. Với một tâm trí mỏi mệt, ta sẽ làm việc chậm hơn, mắc nhiều sai lầm hơn.
Hãy nhớ, não bộ hoạt động tốt nhất, có khả năng ghi nhớ và nhận thức tốt nhất khi được nghỉ ngơi và “làm mới”.
Do đó, hãy cố gắng duy trì giấc ngủ liên tục 7-8 tiếng mỗi đêm để cảm thấy trẻ trung và tỉnh táo hơn vào buổi sáng. Những người tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn sẽ ít cảm thấy uể oải, làm việc tích cực hơn, với nhiều năng lượng và nhiệt huyết hơn.
5. Viết nhật ký
Hãy viết ra những suy nghĩ trong đầu. Việc đó có thể giúp ta theo nhiều cách: giải tỏa tâm trí, làm sáng tỏ mọi suy nghĩ và giữ cho bộ não hoạt động tốt.
Khi giải tỏa được những suy nghĩ và cảm xúc bị dồn nén, ta sẽ bớt được sự mệt mỏi về tinh thần và ở một vị thế tốt hơn để sắp xếp, giải quyết và khắc phục các vấn đề.
Viết nhật ký cũng giúp ta giải tỏa mọi nỗi sợ hãi và lo lắng, giảm căng thẳng và áp lực trong tâm trí. Nhật kí giúp ta cảm thấy nhẹ nhàng và có thể suy nghĩ trực diện để tìm ra con đường phía trước, thay vì chìm trong bế tắc.
6. Quan sát nhiều hơn
Những người phát huy hết tiềm năng của bộ não luôn có khả năng quan sát nhạy bén. Họ nắm bắt mọi thời điểm một cách trọn vẹn và luôn lưu tâm đến những điều xung quanh, với mục đích thu thập kiến thức và thông tin.
Quan sát kỹ mọi thứ để biết chúng hoạt động như thế nào giúp ta có được cái nhìn sâu sắc và tăng khả năng phân tích, đồng thời cho phép bộ não duy trì sự nhạy bén cần thiết.
Ngoài ra, khi quan sát mọi thứ với tất cả sự chú ý, ta có thể theo dõi một cách cẩn thận và ghi nhớ để tận dụng sau này. Điều này cho phép ta hiểu và nhìn nhận sự việc từ các góc nhìn đa chiều, từ đó đưa ra các quyết định tốt hơn.
7. Giữ cho bộ não luôn năng động
Não bộ cũng như cơ thể, luôn yêu cầu tập luyện thường xuyên. Thói quen đọc sách, thử sức với các câu đố trí óc, rèn luyện nhận thức và nắm bắt cơ hội để thử thách bản thân sẽ rất hữu ích cho hoạt động bình thường và hiệu quả của não bộ.
Để khai thác hết tiềm năng của bộ não, hãy thường xuyên vận dụng trí óc và thực hiện các hoạt động kích thích não bộ. Điều này làm tăng sự nhạy bén và tập trung tinh thần.
Cũng nên tham gia vào các hoạt động sáng tạo như nghệ thuật, thủ công, hội họa và các hoạt động khác. Tập thể dục cũng giúp tăng sự hình thành các kết nối mới giữa các tế bào não, cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung.
8. Đối diện với căng thẳng
Nhiều người cảm thấy kiệt sức và hay quên do áp lực công việc liên tục ngày này qua ngày khác. Kết quả là, họ chỉ duy trì đều đặn các hoạt động hàng ngày và sử dụng một phần nhỏ sức mạnh não bộ.
Dù không thể xóa bỏ sự hiện diện của căng thẳng, vẫn có cách để đối phó với nó để nó không còn là chướng ngại vật trên con đường dẫn đến hiệu quả và thành công.
Những người biết cách khai thác tiềm năng tối đa từ bộ não luôn cẩn trọng và không làm việc quá sức, không để bản thân phải căng mình dưới áp lực công việc.
Họ luôn chủ động nghỉ ngơi và cho bản thân thời gian để thư giãn. Họ tuân theo một thói quen lành mạnh và thường xuyên giao lưu với bạn bè hoặc người quen để duy trì sự cân bằng và tỉnh táo trong tinh thần.
Bộ não con người vốn không có giới hạn. Mỗi người đều được sinh ra với tiềm năng phát triển rất lớn. Để phát huy hết năng lực của bộ não, đừng làm việc quá sức và tự đặt gánh nặng lên vai. Thay vào đó, hãy từng bước rèn luyện trí não và cải thiện trí thông minh mỗi ngày.
Chăm sóc não bộ đúng cách có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa và suy giảm nhận thức, đồng thời tăng cường trí nhớ, khả năng suy luận và giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng để đạt được mọi mục tiêu và hoàn thành tất cả những gì ta mong muốn.
Phụ Nữ Việt Nam