Cộng đồng Startup xôn xao về bà bán bún lên Shark Tank định giá công ty 1.000 tỷ đồng, Shark Vương nói gì?
Case gọi vốn của bún Nguyễn Bính cũng bộc lộ lỗ hổng khá điển hình của các Startup, đặc biệt của các doanh nghiệp gia đình hiện nay.
- 20-07-2018CEO đồng hồ Curnon chia sẻ “hậu” Shark Tank: Chúng tôi là thương hiệu đồng hồ đầu tiên của Việt Nam, cho thị trường Việt Nam, thiết kế bởi người Việt Nam
- 12-07-2018Hơn 10 năm làm Giám đốc cho Tiki, Nhóm mua, Việt kiều người Pháp "không thấy có gì mới" nên khởi nghiệp, định giá công ty 10 triệu USD trên Shark Tank
- 09-07-2018Phong thái doanh nhân lịch lãm của dàn “cá mập” trong Shark Tank Việt Nam
Tập 4 Shark Tank Việt Nam mùa 2 ghi dấu ấn startup đầu tiên đưa món bún truyền thống vào sản xuất công nghiệp nhưng không dùng hóa chất, tham vọng nắm 50% thị phần tại TPHCM. Đó là doanh nghiệp chuyên sản xuất bún Nguyễn Bính .
Tuy nhiên, điểm độc đáo nằm ở chỗ bà Nguyễn Bính, chủ startup đưa ra mức định giá cao kỷ lục: 8 triệu USD cho 20% cổ phần công ty, nghĩa là công ty có giá trị gần 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó các số liệu đưa ra mập mờ, không có thông tin về doanh thu, lợi nhuận.
Bà Bính còn tuyên bố thẳng thắn: "Các Shark cứ cầm tiền của các Shark đi, tôi không hề thèm cầm tiền của các Shark".
[: Bà chủ bún "bá đạo" nhất Việt Nam: Gọi vốn 8 triệu USD, nhưng doanh thu, sản lượng sản xuất quyết không tiết lộ, tiềm năng thị trường bắt các Shark lấy giấy bút tự tính ]
Điều này khiến nhiều người hồ nghi về động cơ thật sự của chủ startup bún Nguyễn Bính khi lên truyền hình: Nếu không để gọi vốn, có khi nào đây chỉ là phương thức lợi dụng truyền thông để quảng cáo miễn phí cho thương hiệu?
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những ý kiến bênh vực, cho rằng phần trình bày của bà Bính cho thấy bà là người bộc trực, có quyết tâm cao. Chỉ vì không được đào tạo bài bản nên các khái niệm tài chính bà không nắm rõ, không thể có số liệu cụ thể, dẫn đến vấn đề định giá thương hiệu dựa trên niềm tin là chủ yếu. Đây cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp Viêt Nam, đặc biệt các hộ kinh doanh kiểu truyền thông hay mắc phải.
Ý kiến khác thì cho rằng dù lên sóng với mục đích gì, đây cũng là cơ hội để một sản phẩm Việt được nhiều người biết đến hơn. Người viết cũng góp ý thay vì săm soi người khác, mỗi người nên tranh thủ thời gian để tự phát triển bản thân mình.
Vậy còn quan điểm của những người có chuyên môn thì sao?
Shark Trần Anh Vương của mùa 1 khẳng định Shark Tank Việt Nam , khác với các phiên bản nước ngoài, không phải là nơi tạo ra một gameshow hot trên TV, cũng không phải là giúp cho bao nhiêu startup nhận được đầu tư mà thực sự là để mọi tầng lớp người Việt hiểu hơn về khởi nghiệp và được thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.
"Case của chị bán bún lại là một trường hợp minh chứng điều này. Sẽ ra sao nếu 50% trong số 2 triệu hộ kinh doanh cá thể xem case này và suy nghĩ sẽ thành lập doanh nghiệp và ... gọi vốn", Shark Vương bình luận.
Còn chị Lê Hạnh, CEO TVHub, Giám Đốc Sản Xuất chương trình Shark Tank Việt Nam thì cho rằng lỗ hổng trong việc định giá và gọi vốn của bún Nguyễn Bính cũng là lỗ hổng khá điển hình của startup hiện nay.
"Chúng ta đang ở một nền kinh tế nhỏ và siêu nhỏ với hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể, có những thương nhân làm ăn rất giỏi, rất tháo vát, rất quyết liệt, như bà chủ Nguyễn Bính, một tay gây dựng cơ đồ đến đàn ông còn nể phục. Nhưng như phần đông các thương nhân tự học từ trường đời, họ sẽ không được đào tạo bài bản về tài chính, về đầu tư, còn rất sơ khởi trong việc gọi vốn cũng là điều dễ hiểu. Shark Tank phản ánh những thực trạng của startup, điểm tốt khen, điểm hạn chế cũng nên bàn, nhờ thế mà cộng đồng sẽ có nhiều trải nghiệm và bài học".
Tuy nhiên câu chuyện khởi nghiệp này là một câu chuyện hay, nếu ai cũng có tinh thần khởi nghiệp như vậy thì "ở ngành hàng không Việt Nam sẽ sớm sản xuất được Boeing".
"Bà đỡ" Shark Tank khẳng định mô hình và cá tính của bà chủ Nguyễn Bính chưa chắc phù hợp với việc gọi vốn đầu tư mà làm ở quy mô gia đình có thể sẽ tốt hơn.
"Nói tóm lại là không đầu tư nhưng sẽ ăn bún Nguyễn Bính", CEO TVHub kết luận.
Trí thức trẻ